Phỏng vấn khoa học - những câu hỏi thường gặp tại phòng khám của bác sĩ da liễu

Trả lời của Tiến sĩ Christina Schnopp

Phòng khám Đa khoa Khoa Da liễu và Dị ứng, TU Munich

Điều gì đặc biệt đối với da bé? Tôi có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da bình thường cho con hay da của bé cần những sản phẩm đặc biệt?

Trẻ khỏe mạnh đã được sinh ra với da tương đối phát triển. Tuy nhiên, lớp biểu bì của da, và đặc biệt là lớp sừng có vai trò lớn như hàng rào, mỏng hơn nhiều so với người lớn nhất là trả mới sinh được vài tháng. Các tế bào da nhỏ hơn và phân chia nhanh hơn, mồ hôi và tuyến bã nhờn chưa được phát triển đầy đủ cho đến năm 3 tuổi, ví dụ, chức năng mồ hôi chưa phát triển đầy đủ và hàm lượng chất béo của lớp da ngoài là thấp hơn.

Những sự khác biệt cấu trúc này có thể làm tăng tính thẩm thấu của da trẻ. Sự mất nước thường xuyên qua da ("transepidermal" = qua lớp biểu bì) như một dấu hiệu cho thấy chức năng bảo vệ của da bé thay đổi mạnh mẽ trong năm đầu tiên (da ít bị thấm nước hơn). Sự hình thành chức năng bảo vệ trên da ít nhất là cho đến khi bé bước sang tuổi thứ 2.

So với da người lớn, da bé có thể hấp thụ độ ẩm nhiều hơn trong thời gian ít hơn, nhưng cũng mất đi độ ẩm nhanh hơn. Lý giải cho điều này là mức độ dưỡng ẩm tự nhiên thấp hơn ở lớp trên cùng của da trẻ dưới 1 tuổi. Song song với tỷ lệ phần trăm nước trên lớp biểu bì của da bé có kết cấu rõ nét hơn (vi), làm tăng tỷ lệ bề mặt da trên khối lượng cơ thể.

Trong vài ngày đầu sau sinh, da của em bé phải điều chỉnh từ môi trường ẩm ướt sang môi trường khô. Trong thời gian này, trẻ sơ sinh bị mất chất nhờn, một hỗn hợp tế bào da chết và mỡ có vai trò như một lớp bảo vệ trong tử cung của người mẹ. Từ tuần thứ hai trở đi, hàm lượng nước trên lớp biểu bì cũng tăng lên nhanh chóng.

Giá trị độ pH của da trẻ sơ sinh là trung tính (có thể là do độ kiềm của nước ối), trong những ngày đầu độ pH giảm, nhưng chưa đạt đến độ phủ axit như da người lớn. Giá trị pH cao ảnh hưởng tiêu cực đến các enzym khác nhau để duy trì chức năng bảo vệ và điều này có thể gây kích ứng, đặc biệt là ở khu vực mặc bỉm/tã.

Điều đó đặt ra yêu cầu đặc biệt đối với sản phẩm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh. Bởi vì da là có khả năng thẩm thấu hơn, và mối quan hệ của bề mặt cơ thể với trọng lượng là cao hơn nhiều so với ở người lớn, các thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da bé phải hoàn toàn an toàn. Ngoài ra, thành phần sản phầm phải nghiên cứu tránh tác động đến chức năng bảo vệ hoặc cản trở sự phát triển của da, ví dụ: Bằng cách thay đổi giá trị pH hoặc hòa tan chất béo trên da.

Các thanh xà phòng truyền thống (kiềm), ví dụ, tẩy trôi chất béo da trên và do đó không thích hợp cho trẻ sơ sinh.

1) Evans NJ, Rutter N. Development of the epidermis in the newborn. Biol  Neonate 1986; 49: 74-80.

2) Stamatas GN, Nikolovski J, Luedtke MA et al. Infant skin microstructure assessed in vivo differs from adult skin in organization and at the cellular level. Pediatr Dermatol 2010; 27: 125-31.

3) Agache P, Blanc D, Barrand C et al. Sebum levels during the first year of life. Br J Dermatol 1980; 103: 643-9.

4) Nikolovski J, Stamatas GN, Kollias N et al. Barrier function and water-holding and transport properties of infant stratum corneum are different from adult and continue to develop through the first year of life. J Invest Dermatol 2008; 128: 1728-36.

5) Stamatas GN, Nikolovski J, Mack MC et al. Infant skin physiology and development during the first years of life: a review of recent findings based on in vivo studies. Int J Cosmet Sci 2011; 33: 17-24.