Có bao nhiêu đường trong các loại sữa công thức?

Sữa mẹ hoặc sữa công thức chiếm phần lớn khẩu phần hàng ngày của trẻ. Vì sữa mẹ là tiêu chuẩn vàng, chúng ta hãy tìm hiểu về lượng đường lý tưởng trong sữa mẹ và những loại đường có thể có trong sữa công thức. Các tổ chức và cơ quan y tế như Tổ chức Y tế Thế giới, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ [2] và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo chế độ ăn uống của trẻ dưới 2 tuổi nên hoàn toàn không có đường nhân tạo. Đối với trẻ trên 2 tuổi, chỉ nên sử dụng dưới 25 gram mỗi ngày [1, 2].

Bảng dưới đây cho biết các loại đường trong các loại sữa công thức hiện có tại thị trường Việt Nam.

Lời khuyên của chuyên gia

Theo các chuyên gia y tế, lactose là loại đường lý tưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không thể cho con bú sữa mẹ, nên ưu tiên sử dụng sữa công thức và thực phẩm bổ sung chỉ chứa đường lactose. “Lactose là đường lý tưởng cho trẻ nhỏ, giúp trẻ tăng trưởng và giúp tăng lợi khuẩn đường ruột. Sữa mẹ không chứa fructose hoặc đường ăn. Để trẻ khỏe mạnh nhất, theo tôi lactose là chất tạo ngọt tốt nhất.” [3] - Tiến sỹ Alan Greene, Bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ, Người sáng lập DrGreene.com

“Khi lựa chọn sữa công thức, chỉ nên lựa chọn loại sữa có chứa chất bột đường (carbohydrate) chính là lactose, chứ không phải fructose. Lactose là đường tự nhiên trong sữa mà tự nhiên hiếm khi phạm sai lầm về dinh dưỡng. Xi-rô ngô không có chỗ trong sữa công thức dành cho trẻ em!” [4]  - Tiến sỹ William Sears, bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ, tác giả sách nuôi dạy con.

“Có những loại chất bột đường tốt, như lactose (đường tự nhiên trong sữa), hoặc thực phẩm giàu chất xơ như rau và ngũ cốc nguyên hạt. Nhưng chất bột đường tồi tệ nhất là đường. Nó có mặt khắp nơi trong thực phẩm của chúng ta (77% thực phẩm ở Mỹ được thêm đường) và là nguyên nhân chính của hội chứng chuyển hóa, hệ quả là các bệnh như tiểu đường." - Tiến sỹ Robert Lustig, bác sĩ nội tiết nhi khoa Hoa Kỳ, chuyên gia về nội tiết thần kinh và béo phì ở trẻ em [5].

“Chất đường bột trong sữa công thức nên là các polyme lactose và glucose (các chuỗi glucose kéo dài như tinh bột) dựa trên protein sữa bò và protein sữa bò thủy phân sử dụng. Sucrose, nếu không cần thiết và fructose là thành phần nên tránh trong sữa công thức dành cho trẻ em do tiềm ẩn các triệu chứng đe dọa tính mạng đối với trẻ nhỏ không dung nạp fructose di truyền mà không được phát hiện."[6] - Tiêu chuẩn Codex, Tổ chức Nông lương (Liên hợp quốc), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tác hại của việc tiêu thụ quá nhiều đường

Đường tự nhiên duy nhất trong sữa là đường lactose. Bất kỳ loại đường nào khác được ghi trên bao bì đều là đường được bổ sung không tự nhiên. Tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung hoặc đường nhân tạo có ảnh hưởng đến các tình trạng sức khỏe ngay lập tức hoặc sau này như [7]:

  • Thừa cân và béo phì
  • Bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy mãn tính, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng và tăng trưởng chậm
  • Các vấn đề răng miệng, sâu răng
  • Ít thỏa mãn dẫn đến ăn nhiều và thừa calo

Chúng ta có thể làm gì?

Theo khuyến nghị của bác sĩ, cha mẹ có thể gây ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ từ rất sớm. Cha mẹ có thể điều chỉnh khẩu vị của trẻ bằng cách cho trẻ sớm tiếp xúc với các hương vị thực phẩm lành mạnh [9] . Điều quan trọng là phải luôn kiểm tra nhãn và thành phần của sữa công thức. Hãy nhớ rằng, lactose là loại đường duy nhất được tìm thấy trong sữa mẹ. Theo các chuyên gia, đây là loại đường lý tưởng cho trẻ nhỏ. [3,4,5,6]

Lập trình vị ngọt từ sớm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh phát triển vị giác và khả năng nhận biết hương vị từ trong bào thai và trong giai đoạn sơ sinh. Việc tiếp xúc với đường nhân tạo ngọt hơn các lactose được bổ sung vào sữa công thức có ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ và còn kéo dài đến tuổi trưởng thành. Mặc dù một cách tự nhiên trẻ em thích ngọt hơn người lớn, sở thích ăn ngọt của trẻ có thể được tác động qua bú mẹ hoặc chọn sữa công thức phù hợp chỉ chứa đường lactose khi không thể bú mẹ. [8,9,10]

Bảng dưới đây cho biết độ ngọt tương đối của các loại đường và chất tạo ngọt, trong đó lactose ít ngọt nhất.

Thông tin khoa học HiPP

Tài liệu tham khảo

1 Guideline: Sugars intake for adults and children, World Health Organization, 4 March 2015, ISBN: 9789241549028, WHO REFERENCE NUMBER: WHO/NMH/NHD/15.22 AAP policy "Snacks, Sweetened Beverages, Added Sugars and Schools",

2. AAP clinical report "The Role of the Pediatrician in Primary Prevention of Obesity", Information for parents on childhood nutrition, American Academy of Pediatric Dentistry. Policy on dietary recommendations for infants, children, and adolescents. The Reference Manual of Pediatric Dentistry. Chicago, Ill.: American Academy of Pediatric Dentistry; 2021:87-9. The Codex Alimentarius, FAO (UN), World Health Organization (WHO)

3. https://www.drgreene.com//should-infant-formula-be-sweetened-mother-nature-knows-best

4. https://www.askdrsears.com/topics/feeding-eating/bottle-feeding/lactose-free-formula/

5.  https://www.theguardian.com/lifeandstyle/2014/aug/24/robert-lustig-sugar-poison

6.  The Codex Alimentarius, FAO (UN), World Health Organization (WHO)

7.  Sugar Intake in Infants, Children and Adolescents, European Society for Paediatric Gastroenterology, Hepatology and Nutrition (ESPGHAN) Committee on Nutrition

8. www.psychologicalscience.org/index.php/publications/observer/2010/february-10/flavor-learning-in-utero-and-infancy.html. Accessed January 12, 2015.

9.  Mennella, J. et al. Prenatal and Postnatal Flavor Learning by Human Infants. Pediatrics. 2001

10. www.wisdom-square.com/honey-throughout-history.html. Accessed January 14, 2015 11 Stryer, et. al, Biochemistry, 5 th Ed. , Freeman Pres