Nghi ngờ “sốt co giật”: Các chẩn đoán sâu nào là cần thiết?

Trong các ca “sốt co giật”, cần loại trừ tất cả tình trạng nhiễm trùng đặc biệt là các loại viêm màng não nhiễm khuẩn. Hầu hết trẻ nhỏ có triệu chứng co giật do sốt lần đầu tiên đều phải nhập viện để thực hiện chọc dò tủy sống, điện não đồ, các xét nghiệm khác trong phòng thí nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Năm 2011, Viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã ban hành văn bản hướng dẫn khi nào và trong trường hợp nào có thể bỏ qua những thủ tục trên.

Để xem xét mức độ tuân thủ hướng dẫn này và liệu có phải nhiều trường hợp không hề được điều trị bệnh viêm màng não, dữ liệu về gần 150,000 trẻ có triệu chứng co giật do sốt lần đầu trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2019 ghi nhận trong Hệ thống Bảo hiểm Y tế Nhi khoa Hoa Kỳ đã được đưa ra phân tích [1].

Đầu tiên, rõ ràng xu hướng bỏ qua chẩn đoán ngoại trú (bắt đầu từ năm 2005) vẫn tiếp tục diễn ra. Trong thời gian qua, 5 trường hợp bị viêm màng não bị bỏ sót, tức là được phát hiện và điều trị quá muộn (tỷ lệ chẩn đoán sai 0.0033%). Con số này trái ngược hoàn toàn với việc giảm chi phí y tế do điều trị ngoại trú. Chi phí này giảm từ 1,523 USD cho 1 bệnh nhân trong năm 2005 xuống còn 605 USD trong năm 2019.

Nhận xét

Bản hướng dẫn về sốt co giật của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ [2] cho rằng việc chọc dò tủy sống ngay lập tức là rất cần thiết trong các trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường về thần kinh ở trẻ như cứng gáy, dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, dấu hiệu Kernig hoặc Brudzinski. Phương pháp này cũng được khuyến cáo trong các trường hợp trẻ sơ sinh chưa được tiêm vắc xin phế cầu khuẩn và vắc xin Hib và trẻ đang được điều trị bằng kháng sinh. Tóm lại, bản hướng dẫn này cho rằng xét nghiệm máu (điện giải, đường huyết, phân tích tế bào máu), điện não đồ, chụp X-quang sọ não, chụp cắt lớp là không cần thiết đối với những ca co giật do sốt thông thường.

Thông tin khoa học HiPP

Tài liệu tham khảo:
[1] Rhagavan VR, Porter JJ, Neuman MI, Lyons TW. Trends in Management of Simple Febrile Seizures at US Children’s Hospitals. Pediatrics 2021; 148: Pediatrics (5): e2021051517.
[2] AM Acad Pediat Clinical Practice Guideline – Febrile Seizures. Guideline for the Neurodiagnostic Evaluation of the Child with a Simple Febrile Seizure. Pediatrics 2011;127:389–394.