Giảm nhạy cảm thành công cho trẻ nhỏ bị dị ứng lạc

Dị ứng lạc (đậu phộng) là loại dị ứng thực phẩm liên quan đến kháng thể IgE phổ biến nhất ở trẻ em. Phương pháp điều trị giảm nhạy cảm đối với trẻ lớn hơn liệu có thành công hay không vẫn còn là câu hỏi. Đến nay phương pháp duy nhất là ngăn không cho trẻ nhỏ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, khó thực hiện việc này.

Một nghiên cứu gần đây tại Hoa Kỳ giới thiệu kết quả của một nghiên cứu đa trung tâm, ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược trên 146 trẻ từ 12 đến 48 tháng tuổi. Những trẻ nhỏ đủ điều kiện là những trẻ có phản ứng dị ứng với 500 mg đạm lạc hoặc ít hơn trong các thử nghiệm thực phẩm mù đôi, có đối chứng với giả dược. 96 trẻ được xếp ngẫu nhiên vào nhóm verum, được sử dụng đạm lạc nguyên chất với liều lượng tăng dần hàng ngày từ 0.1 đến 2000 mg. 50 trẻ còn lại được dùng giả dược.

Kết quả

Sau 134 tuần điều trị, 68 trẻ trong nhóm verum (chiếm 71%) và chỉ duy nhất 1 trẻ trong nhóm giả dược có thể dung nạp được 5000 mg đạm lạc mà không có các triệu chứng dị ứng. Trong 26 tuần sau đó nhóm trẻ nhỏ không sử dụng đạm lạc, kết quả là 20 trẻ trong nhóm verum và 1 trẻ trong nhóm giả dược vẫn có thể dung nạp được tác nhân dị ứng với liều lượng thấp hơn (ít nhất là 1755 mg đạm lạc), tức là ngưỡng phản ứng tăng lên cho thấy sự thuyên giảm phần nào. Những trẻ có hàm lượng kháng thể IgE thấp với lạc và tỷ lệ IgG4 trên IgE cao trước khi điều trị giảm nhạy cảm có tỷ lệ thành công cao hơn.

Nhìn chung, các tác giả cho rằng kết quả trên là dấu hiệu cho thấy cơ hội thành công của liệu pháp miễn dịch đối với dị ứng lạc sớm ở trẻ.

Nhận xét

Có thể điều trị giảm nhạy cảm cho trẻ dị ứng lạc. Đặc biệt là ở độ tuổi này, dị ứng lạc vẫn khó có thể kiểm soát chỉ bằng cách tránh tiếp xúc. Việc sử dụng dài hạn liệu pháp này cần được nghiên cứu thêm.

Thông tin khoa học HiPP

Tài liệu tham khảo

[1] Jones SM, Kim EH, Nadeau KC et al. Efficacy and safety of oral immunotherapy in children aged 1–3 years with peanut allergy (the Immune Tolerance Network IMPACT trial): a randomised placebo-controlled study. Lancet 2022; 399: 359–71.