Ý kiến sửa đổi của EFSA về độ tuổi thích hợp cho trẻ ăn bổ sung

Ủy ban Châu Âu đã yêu cầu EFSA (Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu) tư vấn về độ tuổi thích hợp để trẻ bắt đầu ăn thức ăn bổ sung. EFSA công bố ý kiến lần cuối về chủ đề này vào năm 2009 và hiện đã sửa đổi nó dựa trên những phát hiện khoa học mới nhất để trả lời câu hỏi cụ thể sau:

Thời điểm cho trẻ ăn các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức trong vòng sáu tháng đầu đời có tạo ra sự khác biệt nào đối với sức khỏe của trẻ không?

Kết luận

Không có độ tuổi thích hợp duy nhất để cho trẻ ăn bổ sung, mà tùy thuộc vào sự phát triển và đặc điểm của từng trẻ.

Theo quan điểm dinh dưỡng, không nhất thiết phải cho trẻ ăn bổ sung trước sáu tháng tuổi, chừng nào trẻ không bị thiếu sắt.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ thiếu sắt cao khi sinh ra với lượng sắt dự trữ thấp do:

  • Mẹ có lượng sắt thấp trong thai kỳ
  • Sinh ra quá nhỏ
  • Kẹp dây rốn sớm
  • Sinh non

Tuy nhiên, cũng có những trẻ sinh ra đã có đủ lượng sắt dự trữ nhưng lại sử dụng hết sắt nhanh chóng do trẻ lớn rất nhanh trong những tháng đầu đời và được bú mẹ hoàn toàn.

 

Có một số cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh, tại đó trẻ có được các kỹ năng cần thiết để tiêu thụ thực phẩm bổ sung. Các dấu hiệu điển hình cho sự sẵn sàng của trẻ sơ sinh là:

  • Giữ thẳng đầu khi nằm ngửa
  • Kiểm soát đầu khi được kéo dậy hoặc được giúp đỡ để ngồi
  • Phản xạ đẩy đồ vật ra khỏi miệng bắt đầu giảm dần

Những kỹ năng này bắt đầu phát triển từ 3 đến 4 tháng tuổi nhưng tốc độ phát triển có thể khác nhau ở mỗi trẻ. Trẻ sơ sinh có thể ngồi mà không cần hỗ trợ trước khi tự cầm thức ăn. Dựa trên những yêu cầu về thể chất và sự phát triển này, trẻ sơ sinh sẵn sàng tiếp nhận thức ăn bổ sung trong từ cuối giai đoạn 3 - 4 tuổi và phổ biến hơn là 6 tháng tuổi. Dù vậy, việc trẻ sơ sinh có thể phát triển sẵn sàng cho một chế độ ăn uống đa dạng hơn trước sáu tháng tuổi không nhất thiết nghĩa là cần cho trẻ ăn bổ sung vào giai đoạn này.

Ngoài ra, EFSA không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy việc cho trẻ ăn thức ăn bổ sung trước sáu tháng tuổi là có hại hoặc có lợi cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Việc này cần tuân thủ các khuyến nghị quốc gia về thành phần và độ thô phù hợp với lứa tuổi. Hơn nữa, thực phẩm phải đầy đủ dinh dưỡng và được chế biến theo các quy trình vệ sinh tốt.

Về phòng ngừa dị ứng, không cần loại trừ gluten hoặc các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như cá, đậu phộng, trứng hoặc ngũ cốc khi cho trẻ ăn bổ sung.

Một nghiên cứu gần đây (được thực hiện ở Ba Lan và Áo) cho thấy rằng cha mẹ đã tuân theo những khuyến nghị này và phần lớn bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung từ bốn đến sáu tháng tuổi.

Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu (ESPGHAN) đã công bố các khuyến nghị về việc cho trẻ ăn bổ sung vào năm 2017. Theo hướng dẫn này, thức ăn bổ sung không nên cho trẻ ăn trước 4 tháng nhưng không nên để sau 6 tháng.

 

Thông tin khoa học HiPP