Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong độ tuổi từ 6 đến 12 tháng có đủ sắt không?

Cung cấp đủ sắt không chỉ quan trọng đối với sự sản sinh hồng cầu mà còn với sự phát triển trí óc. Vì lượng sắt dự trữ từ lúc mang thai được sử dụng hết sau 6 tháng đầu đời nên việc bổ sung sắt rất cần thiết đối với giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng từ 6 đến 12 tháng tuổi. Các nhà khoa học Mỹ đã tính toán lượng sắt nạp vào và hấp thu hàng ngày cho nhóm tuổi này dựa trên cơ sở dữ liệu về lượng tiêu thụ khuyến nghị từ năm 2016 của Nghiên cứu về chế độ ăn cho trẻ (FITS - Feeding Infants and Toddlers Study)

Nghiên cứu được thực hiện trên 3 nhóm đối tượng:

  1. Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn
  2. Trẻ sơ sinh bú mẹ một phần
  3. Trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức hoàn toàn

 

Nhu cầu sắt hàng ngày đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi là 0.69 mg và được sử dụng làm cơ sở cho các tính toán tiếp theo. Tỷ lệ hấp thu sắt rất khác nhau tùy thuộc vào loại thực phẩm: sữa mẹ 50%, các sản phẩm từ thịt 20%, các nguồn sắt nonhaem 5%. Dựa theo lượng tiêu thụ khuyến nghị từ nghiên cứu FITS, các nhà khoa học đã tính toán lượng sắt hấp thu hàng ngày trung bình đối với các nhóm đối tượng: bú mẹ hoàn toàn 0.4mg/ngày, bú mẹ một phần 0.6mg/ngày, sử dụng sữa công thức hoàn toàn 1mg/ngày.

Kết quả

Lượng sắt hấp thụ hàng ngày của nhóm bú mẹ hoàn toàn thấp hơn so với giá trị khuyến nghị, dẫn đến lượng sắt dự trữ sẽ hết nhanh hơn.

Nhận xét

Không nên chỉ coi nghiên cứu này là thống kê đơn thuần. Để có bằng chứng mạnh từ các nghiên cứu thực tế, cần nghiên cứu đối tượng trẻ từ 6 đến 12 tháng kiểm tra xem có thiếu sắt hay không bằng cách đo nồng độ hồng cầu, sắt, ferritin, transferrin và thụ thể-1 transferrin hòa tan (sTfR1). Nếu trẻ tiếp tục bú mẹ hoàn toàn sau 6 tháng tuổi thì nên được bổ sung sắt trái với nhiều khuyến cáo về dinh dưỡng.

Thông tin khoa học HiPP

Tài liệu tham khảo
[1] Abrams SA, Hampton JC, & Finn KL A Substantial Proportion of 6- to 12-Month-Old Infants Have Calculated Daily Absorbed Iron below Recommendations, Especially Those Who Are Breastfed. J Pediatr 2021;231:36-42.