Sữa công thức với L. fermentum CECT5716 giúp giảm nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ sinh mổ

Phương thức sinh có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành hệ vi sinh đường ruột ở trẻ. Hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ khác biệt với trẻ sinh thường1,2 do đó trẻ sinh mổ dễ bị nhiễm trùng, hoặc các bệnh khác3. Bên cạnh phương thức sinh, bú mẹ cũng tác động đến sự hình thành hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sơ sinh. Vì tỷ lệ trẻ sinh mổ bú mẹ thấp4, sữa công thức synbiotic chứa cả chất xơ và lợi khuẩn lấy cảm hứng từ tự nhiên là đặc biệt quan trọng với trẻ sinh mổ.

Hệ vi sinh đường ruột - nền tảng cho cuộc sống khỏe mạnh

Hệ vi sinh đường ruột bao gồm toàn bộ các vi sinh vật trong ruột bao gồm vi khuẩn, vi-rút hay thậm chí cả các thể thực khuẩn. Hệ vi sinh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ miễn dịch và có ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trao đổi chất.5

Bằng chứng cho thấy hệ vi sinh đường ruột tác động đến sức khỏe bằng cách ảnh hưởng tích cực đến việc hấp thu và tổng hợp chất dinh dưỡng bằng cách tăng cường tổng thể đường ruột và bảo vệ miễn dịch đường ruột và thông qua kiểm soát trục não – ruột.6,7

Khi sinh ra, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ còn non nớt và cần tác nhân kích thích để hình thành một cách khỏe mạnh. 1.000 ngày đầu đời là cửa sổ cơ hội quan trọng đặt nền tảng cho hệ vi sinh trong suốt thời thơ ấu và khi trưởng thành.7,8,9

Hệ vi sinh đường ruột phát triển gián đoạn trong các giai đoạn đầu đời dẫn đến các hệ quả sức khỏe trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Các nghiên cứu dịch tễ học và phân tích tổng hợp cho thấy rối loạn hệ khuẩn ruột ở trẻ sinh mổ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng thức ăn, hen suyễn, viêm da cơ địa, tiểu đường tuýp 1 và béo phì.3,4,10,11

Mối liên hệ này cũng có thể được giải thích bằng việc xem xét ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột tới sự phát triển miễn dịch.

Tác dụng đã được công bố của hình thức sinh tới hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh mổ khác biệt đáng kể với trẻ sinh thường.12,13 Hơn nữa, ở trẻ sinh mổ sự hình thành hệ vi sinh đường ruột bị làm hư hại1,2 không chỉ về số lượng, thành phần mà còn cả về tính đa dạng. Ngược với trẻ sinh thường, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ có ít chủng Bifidobacterium, Bacteroides and Lactobacillus, trong khi đó các mầm bệnh tiềm năng và vi khuẩn như Clostridia or Escherichia coli xuất hiện với số lượng cao hơn.14

Sự khác biệt về thành phần hệ vi sinh đường ruột là do trong quá trình sinh trẻ sinh mổ không tiếp xúc trực tiếp với hệ vi sinh âm đạo và phân của mẹ trong khi trẻ sinh thường có tiếp xúc. Sự thiếu tiếp xúc này gắn với tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cao ở trẻ sinh mổ. Dữ liệu gần đây xác nhận rằng sinh mổ không chỉ gắn liền với nguy cơ cao nhiễm trùng đường hô hấp mà cả đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ.15

Bú mẹ thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh ở trẻ sinh mổ

Bú mẹ dường như là một nhân tố then chốt nữa trong sự tạo thành và phát triển hệ vi sinh đường ruột ở trẻ.14 Sữa mẹ chứa cả lợi khuẩn và chất xơ tạo thành chất xúc tác lý tưởng cho vi khuẩn có lợi chiếm ưu thế trong hệ vi sinh đường ruột ở trẻ.16 Thành phần vi khuẩn trong sữa mẹ có mối liên hệ chặt chẽ với hệ vi sinh đường ruột của trẻ, trong quá trình bú mẹ vi khuẩn được truyền từ mẹ sang trẻ. 

Tuy nhiên, phụ nữ sinh mổ ít cho con bú mẹ hơn và nếu cho con bú thường bắt đầu muộn hơn và kết thúc sớm hơn.17.18 Điều này đặc biệt phổ biến trong các trường hợp sinh mổ.19,20

Số liệu cho thấy sau sinh, chỉ 50% mẹ sinh mổ vẫn cho con bú so với 70% ở mẹ sinh thường. Có nhiều nguyên nhân cho hiện tượng này: sự cần thiết phải chăm sóc sau mổ, nguy cơ mẹ hoặc trẻ ốm cần phải tách nhau. Mục tiêu quan trọng là tăng tỷ lệ bú mẹ, đặc biệt là ở trẻ sinh mổ.

Sữa công thức synbiotic chứa cả chất xơ và lợi khuẩn là lựa chọn lý tưởng cho trẻ sinh mổ không bú mẹ

Nghiên cứu cho thấy sữa công thức chứa cả chất xơ và lợi khuẩn thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, đặc biệt ở trẻ sinh mổ. Khi được cho dùng loại sữa công thức synbiotic này, hệ vi sinh của trẻ dần tiến đến giống ở trẻ sinh thường.14 Tác dụng tích cực này đạt được khi cho trẻ dùng sớm sau khi sinh. Trong hầu hết nghiên cứu, sự thay đổi với hệ vi sinh đường ruột tiếp tục cả ở giai đoạn sau này.14

L. fermentum CECT5716 trong sữa công thức thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột

Sữa công thức chứa vi khuẩn từ sữa mẹ thúc đẩy vi khuẩn đường ruột phát triển trong giai đoạn đầu đời. Limosilactobacillus fermentum CECT5716 là một loại vi khuẩn như vậy. Các đặc tính lợi khuẩn và tính an toàn của nó đã được chứng minh trong hai nhóm trẻ sơ sinh có thời gian can thiệp tới một năm và thời gian quan sát theo dõi tới ba năm.25,26,27 Tác dụng của sữa công thức synbiotic lấy cảm hứng từ thiên nhiên đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Với việc sử dụng sữa công thức synbiotic kết hợp probiotic L. fermentum CECT5716 và prebiotic galacto-oligosaccharides (GOS), tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy đã giảm 71%25 trong sáu tháng với sữa công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng và 46%28 với các loại sữa công thức cho trẻ từ 6 tháng. Hơn nữa, nhiễm trùng đường hô hấp giảm 26% ở trẻ sơ sinh được sử dụng sữa công thức synbiotic cho trẻ từ 6 tháng.28

Một phân tích mẫu phân sau khi sử dụng sữa công thức cho trẻ từ 6 tháng với L. fermentum CECT5716 cho thấy sự gia tăng đáng kể của lactobacilli lên 78% và bifidobacteria là 70%. Sự gia tăng vi khuẩn có lợi này có thể góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường tiêu hóa.28

Phân tích tổng hợp đã chứng minh: L. fermentum CECT5716 bảo vệ tốt nhất cho trẻ sinh mổ

Một bài báo gần đây đã thu thập và phân tích dữ liệu về trẻ sinh mổ từ ba thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên của Maldonado và cộng sự (2019), Maldonado và cộng sự (2012) và Gil-Campos và cộng sự (2012).25, 26, 28

Kết quả đã chứng minh tác dụng có lợi của việc sử dụng sữa công thức được bổ sung L. fermentum CECT5716: Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa giảm 73%.29

Các kết quả này rất phù hợp với trẻ sinh mổ, vì sự phát triển hệ vi sinh vật đường ruột của chúng bị suy giảm do thiếu tiếp xúc với hệ vi sinh trong phân và âm đạo của mẹ - như đã giải thích ở trên - và thực tế là nhiều trẻ không được bú mẹ, tất cả những điều này làm cho trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng và bệnh tật cao hơn sau này trong đời.

Thông tin khoa học HiPP

Tài liệu tham khảo

1 Jakobsson, H.E. et al.: Decreased gut microbiota diversity, delayed Bacteroidetes colonisation and reduced Th1 responses in infants delivered by Caesarean section Gut 63 (2014) 559–566

2 Kim, G. et al.: Delayed Establishment of Gut Microbiota in Infants Delivered by Cesarean Section. Front Microbiol. 11 (2020) 2099. doi: 10.3389/fmicb.2020.02099

3 Słabuszewska-Jozwiak, A. et al.: Pediatrics Consequences of Caesarean Section—A Systematic Review and Meta-Analysis. Int. J. Environ. Res. Public Health 17 (2020) 8031

4 Sandall, J. et al.: Short-term and long-term effects of caesarean section on the health of women and children. Lancet 13 (2018) 1349-1357. doi: 10.1016/S0140-6736(18)31930-5

5 Wagner, I.; Groeneveld, M.: Ernährung, Darmmikrobiota und Gesundheit – Diversity Matters (Teil 1). Ernährungs-Umschau 4 (2022) M204–2014 6 Ahern, P.P.;, Maloy, K.J.: Understanding immune-microbiota interactions in the intestine. Immunol 159 (2020) 4–14

7 Gensollen, T et al.: How colonization by microbiota in early life shapes the immune system. Science 352 (2016) 539-544. doi: 10.1126/science.aad9378

8 Houghteling, P.D.: Walker, W.A.: Why is initial bacterial colonization of the intestine important to the infant’s and child’s health? J Pediatr Gastroenterol Nutr. 60. 3 (2015) 294–307. doi:10.1097/MPG.0000000000000597

9 Al Nabhani, Z.; Eberl, G.: Imprinting of the immune system by the microbiota early in life. Mucosal Immunol. 13 (2020) 183–189

10 Christensen, N. et al.: Association Between Mode of Delivery and Risk of Infection in Early Childhood: A Cohort Study. Pediatr Infect Dis J 37 (2018) 316–323

11 Mitselou, N. et al.: Cesarean delivery, preterm birth, and risk of food allergy: Nationwide Swedish cohort study of more than 1 million children. J Allergy Clin Immunol 142 (2018) 1510–1514

12 Liu, Y. et al.: The Perturbation of Infant Gut Microbiota Caused by Cesarean Delivery Is Partially Restored by Exclusive Breastfeeding. Front. Microbiol. 10 (2019) 598. doi: 10.3389/fmicb.2019.00598

13 Yang, B. et al.: Bi‑ dobacterium and Lactobacillus Composition at Species Level and Gut Microbiota Diversity in Infants before 6 Weeks. Int. J. Mol. Sci. 20 (2019) 3306; doi:10.3390/ijms20133306

14 Martin-Pelaez, S. et al.: The Impact of Probiotics, Prebiotics, and Synbiotics during Pregnancy or Lactation on the Intestinal Microbiota of Children Born by Cesarean Section: A Systematic Review. Nutrients 14 (2022) 341

15 Emre, I.E. et al.: The effect of probiotics on prevention of upper respiratory tract infections in the paediatric community – a systematic review. Benef Microbes. 11,3 (2020) 201–211

16 McGuire, M.K.; McGuire, M.A.: Human milk: Mother nature’s prototypical probiotic food? Adv. Nutr. 6 (2015) 112–123

17 Regan, J.T.A.; DeFranco, E.: The in­ uence of mode of delivery on breastfeeding initiation in women with a prior cesarean delivery: A population-based study. Breastfeed. Med. 8 (2013) 8, 181–186

18 Hobbs, A.J. et al.: The impact of caesarean section on breastfeeding initiation, duration and di culties in the ‑ rst four months postpartum. BMC Pregnancy and Childbirth 16, 90(2016). DOI 10.1186/s12884-016-0876-1

19 Leixi, L. et al.: Breastfeeding after a cesarean section: A literature review. Midwifery 103 (2021) 103117. doi: 10.1016/j.midw.2021.103117

20 Zanardo, V. et al.: Early lactation failure and formula adoption after elective caesarean delivery: cohort study. Arch Dis Child Neon Ed 98 (2013) F37–41

21 Betran, A.P. et al.: Trends and projections of caesarean section rates: global and regional estimates. BMJ Global Health 6 (2021) e005671. doi:10.1136/ bmjgh-2021-005671

22 FAO/WHO: Health and Nutritional Properties of Probiotics in Food including Powder Milk with Live Lactic Acid Bacteria. Report of a Joint FAO/WHO Expert Consultation on Evaluation of Health and Nutritional Properties of Probiotics in Food Including Powder Milk with Live lactic Acid Bacteria, October 2001

23 Roberfroid, M. et al.: Prebiotic e ects: metabolic and health bene‑ ts. Br J Nutr. 104, Suppl 2 (2010) S1–63. doi: 10.1017/S0007114510003363. PMID: 20920376

24 Bischo , S.C.: Probiotika, Präbiotika und Synbiotika. Thieme-Verlag, 2009

25 Gil-Campos, M. et al.: Lactobacillus fermentum CECT 5716 is safe and well tolerated in infants of 1-6 months of age: a randomized controlled trial. Pharmacol Res 65, 2 (2012) 231–238

26 Maldonado, J. et al.: Evaluation of the safety, tolerance and e cacy of 1-year consumption of infant formula supplemented with Lactobacillus fermentum CECT5716 Lc40 or Bi‑ dobacterium breve CECT7263: a randomized controlled trial. BMC Pediatr, 19, 1 (2019) 361

27 Maldonado-Lobón, J.A. et al.: Long-term safety of early consumption of Lactobacillus fermentum CECT5716: A 3-year follow-up of a randomized controlled trial. Pharmacol Res 95-96 (2015) 12–19

28 Maldonado, J. et al.: Human milk probiotic Lactobacillus fermentum CECT5716 reduces the incidence of gastrointestinal and upper respiratory tract infections in infants. J Pediatr Gastroenterol Nutr 54 (2012) 55–61

29 Blanco-Rojo, R. et al.: (2022) Bene‑ cial effects of Limosilactobacillus fermentum CECT5716 administration to infants delivered by cesarean section. Front. Pediatr. doi.org/10.3389/fped.2022.906924