Rụng tóc sau sinh

Khi mang thai, cơ thể sản xuất nhiều estrogen hơn, giúp kích thích sự phát triển của tóc. Khi em bé ra đời, nồng độ estrogen giảm đáng kể, do đó dẫn đến rụng tóc. Điều này có nghĩa là sau khi sinh, tóc bị rụng chủ yếu là tóc trong thời kỳ mang thai.

Tình trạng rụng tóc nhiều hơn sau khi sinh con này còn được gọi là “rụng tóc sau sinh”.

Nguyên nhân của rụng tóc sau sinh

Thay đổi nồng độ estrogen là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc sau sinh. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sản xuất ra lượng hormone estrogen cao hơn hẳn. Song song với những nhân tố khác, việc này làm cho tóc bóng và đẹp hơn, nhưng nó cũng kéo dài giai đoạn phát triển của tóc.

Tuy nhiên, sau khi sinh cơ thể bắt đầu điều chỉnh lại, lượng estrogen tụt xuống như cũ. Giai đoạn phát triển của tóc bị co ngắn lại và bạn bị rụng tóc nhiều hơn. Ngay sau khi lượng hormone của bạn trở lại bình thường, quá trình rụng tóc sẽ chậm lại đáng kể. Điều này thường xảy ra chậm nhất là từ sáu đến chín tháng sau khi sinh. Nếu bạn vẫn bị rụng tóc nhiều hơn sau đó, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ sản phụ khoa. Trong trường hợp này, bạn có thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng do mang thai.

Thiếu sắt là nguyên nhân dẫn đến rụng tóc trong và sau khi mang thai

Em bé của bạn cần nhiều chất sắt để tăng trưởng và phát triển. Sắt có thể được tìm thấy trong thịt và cá. Trong thời kỳ mang thai, bạn sẽ tự động truyền chất sắt mà bạn hấp thụ từ thức ăn sang cho em bé của bạn. Vấn đề là, để cung cấp đủ sắt cho em bé và bản thân, bạn cần tiêu thụ thêm tới 60% lượng sắt trong thai kỳ. Nếu bạn hấp thụ quá ít sắt, bạn sẽ sớm muộn  bị thiếu sắt và dẫn đến rụng tóc. Một dấu hiệu khác của tình trạng thiếu sắt là mệt mỏi nghiêm trọng.

Tâm lý căng thẳng và lối sống không lành mạnh

Căng thẳng là một yếu tố khác có thể thúc đẩy rụng tóc. Do đó, bạn nên cố gắng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống - đặc biệt nếu bạn đang rụng nhiều tóc.

Chế độ ăn không cân đối

Cơ thể bạn cần đủ lượng vitamin và khoáng chất để hoạt động bình thường. Do đó, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn tránh rụng tóc do thiếu chất.

Rụng tóc sau sinh bắt đầu từ thời điểm nào?

Ở hầu hết phụ nữ, rụng tóc sau sinh bắt đầu khoảng ba tháng sau khi họ sinh con. Nồng độ estrogen tăng lên sẽ kéo dài giai đoạn phát triển của tóc. Giai đoạn tăng trưởng kéo dài này chỉ giới hạn trong khoảng ba tháng, sau đó tóc rụng dần. Tuy nhiên, bạn cũng đồng thời  mất đi phần tóc đã mọc ở mức estrogen thông thường sau khi bạn sinh em bé.

Trường hợp đặc biệt khi cho con bú

Nếu bạn cho con bú sữa mẹ, nồng độ estrogen giảm chậm hơn rất nhiều. Điều này có nghĩa là rụng tóc có thể bắt đầu muộn hơn nhiều. Ở một số phụ nữ, phải đến khi họ cai sữa cho con thì mới bắt đầu bị rụng tóc. Nhưng cũng trong những trường hợp đó, rụng tóc sau sinh có thể bắt nguồn từ việc giảm nồng độ estrogen như đã nói ở trên chứ không phải do cho con bú.

Rụng tóc sau sinh kéo dài bao lâu

Ở hầu hết phụ nữ, tình trạng rụng tóc ngày càng tăng dần sau khi sinh sáu đến chín tháng. Tuy nhiên, nếu bạn cho con bú thì tình trạng rụng tóc sẽ đến chậm hơn.

Khắc phục tình trạng rụng tóc sau sinh

Ngay sau khi mức hormone của bạn trở lại bình thường, quá trình rụng tóc thường sẽ tự chậm lại. Điều này có nghĩa là bạn không phải làm bất cứ điều gì để ngăn rụng tóc.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tình trạng rụng tóc không giảm bớt hoặc nếu nó trở nên nghiêm trọng hơn, thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Họ sẽ kiểm tra xem bạn rụng tóc có phải do thiếu sắt hay không. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có thể bù đắp sự thiếu hụt bằng một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung sắt qua đường uống.

Một vài mẹo trị rụng tóc sau sinh

  • • Ăn uống lành mạnh và cân bằng. Bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày để đáp ứng tất cả các nhu cầu của bạn cũng như của em bé.
  • • Đảm bảo rằng bạn có một lối sống lành mạnh.
  • • Tránh căng thẳng vì điều này có thể làm tăng tình trạng rụng tóc.
  • • Đặc biệt trong vài tuần đầu sau khi sinh em bé, bạn nên cho phép mình có thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Điều này sẽ ngăn ngừa rụng tóc do căng thẳng.
  • • Hãy xõa tóc thay vì buộc để giúp ngăn rụng tóc.

Ngăn ngừa rụng tóc

Bạn không thể ngăn ngừa rụng tóc do hormone. Tuy nhiên, bằng cách bổ sung đủ sắt khi mang thai và giảm thiểu căng thẳng, bạn có thể ngăn ngừa rụng tóc do thiếu chất dinh dưỡng. 

Tổng quan về các câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh?

Rụng tóc sau sinh thường do lượng estrogen giảm xuống. Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ sẽ giảm lượng hormone này. Điều này dẫn đến giai đoạn phát triển của tóc bị rút ngắn, đồng nghĩa với việc tóc rụng nhiều hơn. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt khoáng chất khi mang thai cũng có thể gây ra tình trạng rụng tóc dai dẳng. Căng thẳng và chế độ ăn uống không cân bằng cũng có thể thúc đẩy rụng tóc.

Rụng tóc sau sinh kéo dài bao lâu?

Nếu tình trạng rụng tóc chỉ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng thì không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng rụng tóc diễn ra liên tục trong thời gian dài hoặc bạn bị rụng quá nhiều tóc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Họ sẽ kiểm tra nồng độ hormone của bạn xem bạn có đang thiếu khoáng chất nào. Bằng cách này, bác sĩ cũng có thể loại trừ các nguyên nhân khác.

Chữa rụng tóc sau sinh bằng gì?

Bạn không thể ngăn chặn rụng tóc do hormone. Ngay sau khi lượng hormone của bạn trở lại bình thường, tình trạng rụng tóc sẽ tự giảm. Nếu là trường hợp rụng tóc do thiếu hụt chất dinh dưỡng, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn một đơn thuốc phù hợp.

Có thể ngăn rụng tóc trong thời gian cho con bú không?

Bạn có thể ngăn ngừa rụng tóc do thiếu chất dinh dưỡng bằng cách ăn uống lành mạnh. Nghỉ ngơi nhiều, giảm thiểu căng thẳng cũng giúp ngăn ngừa rụng tóc. Đáng tiếc là bạn sẽ không thể ngăn ngừa tình trạng rụng tóc sau sinh vì nó có liên quan đến việc giảm nồng độ estrogen. Tuy nhiên, nó chỉ kéo dài trong vài tháng và sẽ tự giảm đi khi lượng hormone của bạn đã trở lại bình thường.

Thông tin tác giả:

Anja Schröder, một người mẹ, đã viết bài với tư cách là một freelancer cho một số blog gia đình lớn trong nhiều năm. Bà tập trung chủ yếu vào chủ đề gia đình, làm các bài viết của mình trở nên sống động với cách kể chuyện thú vị.