Cân nặng và chiều dài của em bé: Những điều bạn nên biết

Em bé nặng khoảng bao nhiêu khi được 4, 8 hay 12 tuần tuổi? Nghe có vẻ là một bí ẩn khó giải đáp, nhất là với em bé đầu tiên, lượng thông tin quá lớn về chủ đề này khiến nhiều ba mẹ hoang mang. Vậy hãy cùng tìm hiểu thêm về cân nặng và sự phát triển của em bé nhé.

Trong thực thế, các em bé sẽ phát triển rất khác qua từng năm. Chiều cao và cân nặng của bé phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố mang tính cá nhân như:

• Do gen, do di truyền từ gia đình

• Dùng sữa công thức hay sữa mẹ là chủ yếu

• Ăn đồ nguyễn hay không cho ăn đồ nhuyễn (Ăn dặm chủ động)

Sự phát triển chiều dài và cân nặng của em bé trong thai kỳ

Tất cả bắt đầu với một tế bào trứng bé xíu lớn dần lên trong bụng người mẹ. Trong suốt quá trình mang thai, các bác sĩ sẽ kiểm tra thường xuyên về cân nặng và chiều dài của bé.

Trong tam cá nguyệt thứ nhất đến khoảng tuần thứ 19, chiều dài của thai nhi sẽ được đo thông qua siêu âm và thể hiện bằng chỉ số CRL (chiều dài đầu mông). Tất cả các giá trị được nêu trong tờ kết quả khám như chiều dài và trọng lượng đều là giá trị trung bình và chỉ mang tính chất gần đúng. Em bé của bạn có thể sẽ nhẹ hoặc nặng hơn, nhỏ hoặc lớn hơn so với mức trung bình một chút và phát triển bình thường. Tăng cân khi mang thai thì rất đa dạng.

Tuần tuổi thai Chiều dài đầu mông (CRL) (SSL) Cân nặng
1. Tuần tuổi thai - -
2. Tuần tuổi thai - -
3. Tuần tuổi thai - -
4. Tuần tuổi thai - -
5. Tuần tuổi thai 1-2 mm -
6. Tuần tuổi thai 2-3 mm -
7. Tuần tuổi thai 5 mm -
8. Tuần tuổi thai 1,5 cm -
9. Tuần tuổi thai 2,6 cm -
10. Tuần tuổi thai 2,8-3,1 cm 4,5-5 g
11. Tuần tuổi thai 3,7-4,1 cm 8 g
12. Tuần tuổi thai 5-5,5 cm 16 g
13. Tuần tuổi thai 6-7 cm 20 g
14. Tuần tuổi thai 7-8 cm 31 g
15. Tuần tuổi thai 9,3-10,3 cm 70 g
16. Tuần tuổi thai 10,8-11,6 cm 100 g
17. Tuần tuổi thai 11-12 cm 140 g
18. Tuần tuổi thai 12,5-14 cm ca. 145 g

Sau khoảng thời gian này, tay chân của bé sẽ bắt đầu dài ra, lúc này bác sĩ sẽ cố gắng xác định chiều dài của bé bằng chỉ số CHL (chiều dài đầu chân)

Tuần tuổi thai Chiều dài đầu đến gót chân (CHL) Chiều dài đầu mông (CRL) Cân nặng
19. Tuần tuổi thai 24 cm 15 cm 200 g
20. Tuần tuổi thai 25 cm 16 cm 250-290 g
21. Tuần tuổi thai 27 cm 17 cm 350 g
22. Tuần tuổi thai 28 cm 18 cm 430-475 g
23. Tuần tuổi thai 28-30 cm 19 cm 450 g
24. Tuần tuổi thai 30-31 cm 20 cm 600-700 g
25. Tuần tuổi thai 34-35 cm 21-22 cm 750 g
26. Tuần tuổi thai 35-36 cm 22-23 cm 750-900 g
27. Tuần tuổi thai 36-36,6 cm 23-24 cm 940 g
28. Tuần tuổi thai 37-37,2 cm 25 cm 1.000-1.100 g
29. Tuần tuổi thai 38,7 cm 26 cm 1.240 g
30. Tuần tuổi thai 40 cm 26,5-27 cm 1.350 g
31. Tuần tuổi thai 41,5-41,8 cm 27-28 cm 1.575 g
32. Tuần tuổi thai 42,7 cm 28 cm 1.775 g
33. Tuần tuổi thai 43,5-43,8 cm 28,5-29 cm 1.980 g
34. Tuần tuổi thai 45 cm 29,5-30 cm 2.237 g
35. Tuần tuổi thai 46 cm 30,5-31 cm 2.500 g
36. Tuần tuổi thai 47 cm 31 cm 2.700 g
37. Tuần tuổi thai 48 cm 32 cm 2.900 g
38. Tuần tuổi thai 49 cm 33 cm 3.100 g
39. Tuần tuổi thai 50 cm 34 cm 3.250 g
40. Tuần tuổi thai 51 cm 35 cm 3.440 g

Cân nặng và chiều cao của bé khi sinh ra

Trong những tuần cuối thai kỳ, em bé lớn rất nhanh. Đây là thời điểm mà các mẹ bầu sẽ phải ngạc nhiên về sự phát triển mỗi ngày của bé. Cân nặng của bé khi ra đời đôi khi gây ngạc nhiên, bởi em bé có thể sẽ nhẹ hoặc nặng cân hơn rất nhiều so với số cân được ước tính khi còn trong bụng mẹ.

Nhưng kích cỡ của một em bé khi ra đời là bao nhiêu? Trong một nghiên cứu so sánh từ năm 2014, người ta thấy rằng trẻ sơ sinh ở Đức nặng trung bình khoảng 3,4 kg ngay sau khi sinh và dài khoảng 51 cm. Những điều sau được áp dụng ở đây: Cho dù bé sinh non nhẹ cân chỉ nặng 2,5 kg, hay các bé nặng cân hơn chút (hơn 4 kg)  thì đây vẫn là điều hoàn toàn có thể.

Tăng cân, tăng chiều cao cho bé trong năm đầu đời

Trong những tuần đầu tiên sau khi ra đời, việc lên cân, tăng chiều cao sẽ thể hiện tình trạng sức khỏe của bé. Ngay sau khi sinh ra, bé sẽ bị tụt mất khoảng 10% cân nặng, điều này hoàn toàn bình thường và sẽ việc tụt cân này sẽ dừng lại sau vài ngày. Sau đó là lúc bé sẽ lên cân đều đặn hơn.

Dù được ti mẹ trực tiếp hay ti bình, sau khi đã về được cân nặng trước sinh, bé không nên bị sút cân sau đó. Nếu mẹ lo lắng về cân nặng của bé, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những chuyên gia về sữa mẹ nhé.

Quy tắc ngón tay cái:

Khi được 5 tháng, cân nặng của bé nên đạt gấp đôi so với lúc mới sinh. Khi sinh nhật 1 tuổi thì nên xấp xỉ gấp ba lần. Đừng quá lo lắng nếu bé không đạt được cân nặng gấp đôi hay gấp ba đúng vào độ tuổi như trên, chênh lệch một chút không phải là vấn đề.

Sự phát triển của em bé được ghi lại thông qua các lần khám tổng quát định kỳ. Nếu có dấu hiệu bất thường về chiều cao hay cân nặng của con, bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ thăm khám cho con.

Bảng cân nặng chiều cao bé trai và bé gái theo chuẩn WHO

Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái được thường được treo ở các bệnh viện hay phòng khám nhi. Về cơ bản, các bé trai sẽ có chiều cao và cân nặng nhỉnh hơn các bé gái. Vì vậy mà việc chia nhỏ theo từng giai đoạn là cần thiết để đánh giá sự phát triển của bé.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố biểu đồ này dựa trên dữ liệu toàn cầu thu được, giúp đánh giá tốt hơn về sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em bú sữa mẹ nói riêng. Nếu bạn đang cho con bú, bạn có thể so sánh các số liệu đo của con bạn với biểu đồ của WHO.

Khi các mẹ so sánh con với nhau sẽ thấy các bé khác nhau rõ ràng về chiều cao, cân nặng. Kể cả có đặt các bé sinh cùng tháng lại với nhau vẫn sẽ thấy sự khác biệt giữa mỗi bé, sẽ có bé cao, có bé thấp; có bé mũm mĩm, có bé lại mảnh khảnh.

Ba mẹ nên thường xuyên kiểm tra chiều cao và cân nặng cho con. Trong năm đầu đời, không có bé nào gọi là “quá béo” cả, đặc biệt là bé bú sữa mẹ thường mập mạp hơn. Tuy nhiên, bé sẽ tăng trưởng chiều cao nhanh hơn cân nặng khi bước sang giai đoạn phát triển tiếp theo hoặc khi bé bắt đầu bò, chạy.

Gợi ý:

Hãy chú ý đến biểu đồ phát triển của con bạn. Việc đo và cân bé thường xuyên có thể khiến bạn phân vân, đặc biệt khi bé còn nhỏ và nhẹ cân. Tốt nhất là bạn nên thảo luận với bác sĩ về việc bạn nên đo và cân em bé vào khoảng thời gian nào. Tuy nhiên, khoảng thời gian cân đo bé càng xa nhau thì càng cho cách biệt lớn về kết quả, do bé đã có những cú nhảy vọt trong sự tăng trưởng và phát triển.

Kích cỡ quần áo: Tuổi nào nên mặc size gì?

Bé sẽ lớn nhanh nhất trong tháng thứ 2 và tháng thứ 3 sau khi ra đời. Trung bình thời gian này bé sẽ tăng khoảng 800gr và dài thêm 3.5 cm mỗi tháng. Sau khi được 6 tháng, sự tăng trưởng này sẽ chậm dần. Và kể từ cột mốc 1 tuổi trở đi, quần áo của bé thường sẽ chỉ mặc được một mùa là sẽ chật.

Tuổi của bé Chiều cao Kích cỡ quần áo Vòng đầu
0-1 Tháng 40-50 cm 50 35-37 cm
1-2 Tháng 51-56 cm 56 37-39 cm
2-3 Tháng 57-62 cm 62 39-41 cm
3-6 Tháng 63-68 cm 68 41-43 cm
6-9 Tháng 69-74 cm 74 43-45 cm
9-12 Tháng 75-80 cm 80 45-47 cm
12-18 Tháng 81-86 cm 86 47-49 cm
18-24 Tháng 87-92 cm 92 49-51 cm

Em bé sinh non thường mặc quần áo size 44, chiều cao khoảng 38-44 cm. Các bé sinh non tháng hơn nữa sẽ cần may riêng quần áo sơ sinh. Có một số tổ chức, hiệp hội may quần áo cho trẻ sinh non trong các bệnh viện. Các bé sinh non sẽ có đầy đủ trang phục để mặc cho đến khi ra viện và mặc vừa kích cỡ quần áo tiêu chuẩn.

Ngoài những bộ quần, áo, váy vóc dễ thương mà ba mẹ sắm cho bé, khi đến tuổi tập đi bé sẽ cần thêm tất và giày. Để xác định size giày cho bé, ba mẹ có thể tính theo công thức sau: size dày = (chiều dài bàn chân bé  + 1.5) x 1.5. Theo kinh nghiệm thì nên mua giày rộng cho bé đi, còn tất thì có thể đi thời gian dài do tính chất co dãn.

Tháng tuổi của bé Chiều dài bàn chân (cm) Size giày
0-3 Tháng 9,3 cm 16
3-6 Tháng 10,0 cm 17
6-9 Tháng 10,7 cm 18
9-12 Tháng 11,3 cm 19
12-15 Tháng 12,0 cm 20
15 - 18 Tháng 12,7 cm 21
18 - 21 Tháng 13,3 cm 22
21 - 24 Tháng 14,0 cm 23

Giày cho các bé sơ sinh trông xinh xắn biết bao, nhưng việc xỏ giày cho đôi chân đang đá thật lực kia của bé sẽ rất khó đấy, nhất là những đôi giày này được trang trí thêm bao nhiêu thứ và chẳng hữu dụng chút nào. Bao tay, bao chân cho bé nhìn có vẻ ấm áp nhưng lại cản trở hoạt động của ngón tay, ngón chân bé. Chỉ nên sử dụng giày khi bé đã biết đi, để bé khám phá thế giới bên ngoài mà không sợ bị ướt, bị lạnh hay dẫm phải các vật sắc nhọn. 

Những câu hỏi thường gặp về cân nặng và chiều cao của em bé

Chiều dài của bé trong thai kỳ?

Trong lịch mang thai, khi bé kích cỡ của bé chỉ cỡ một hạt đậu hay quả óc chó, bác sĩ sẽ ghi chiều dài của em bé thông qua 2 chỉ số là CRL (chiều dài đầu mông) và CHL (chiều dài đầu chân) đơn vị cm. Chiều dài của thai nhi dựa trên phương thức đo và tuần tuổi của thai, cụ thể:

Tuần 10: dài 2.8 cm (CRL), nặng khoảng 4.5 gr

Tuần 20: dài 25 cm (CHL), nặng khoảng 270 gr

Tuần 30: dài 40 cm (CHL), nặng khoảng 1.350 gr

Tuần 40: dài 51cm (CHL), nặng khoảng 3,400 gr

Đây là các giá trị trung bình, tuy nhiên sẽ nặng hơn hoặc nhẹ hơn tùy theo từng bé.

Em bé mới sinh mặc quần áo kích cỡ nào?

Hầu hết các bé mới sinh sẽ mặc size 50/56 (size newborn hoặc 0-3 tháng). Vẫn có bé mặc sẽ hơi rộng, có bé lại chật vì lớn nhanh.

Quần áo rộng chút không phải vấn đề, ba mẹ có thể xắn bớt tay áo, gấu quần lên cho bé hoặc lồng gấu quần vào trong tất. Trong khi đó quần áo chật lại dễ gây khó chịu cho làn da nhạy cảm của bé. Tốt nhất là nên sắm thêm cho bé vài bộ lớn hơn 1 cỡ để có đồ thay cho bé nhanh chóng trong trường hợp bé mặc chật size sơ sinh.

Mua quần áo trẻ em nhiều kích cỡ sẽ là món quà tuyệt vời cho gia đình hoặc bạn bè sắp có em bé của bạn. Ba mẹ bé hẳn sẽ rất vui vì luôn có đồ xinh xắn sẵn sàng cho con mặc trong vòng 2 – 3 tháng tới.

Có phải con của tôi đang nhẹ cân/ nặng cân hơn so với lứa tuổi?

Bảng cân nặng thường được treo trong các phòng khám nhi, các bệnh viện hoặc cuối các cuốn sổ khám của bé. Bé nên phát triển cân nặng trong khoảng cho phép của mỗi giai đoạn. Mỗi bé có một thời kỳ khác nhau, bé có thể sẽ chênh lệch một chút so với mức trung bình. Trong trường hợp này, không quan trọng bé có đang nhẹ hơn hay nặng các trẻ khác cùng tuổi, miễn là vẫn bé vẫn nằm trong khoảng phát triển khỏe mạnh và bình thường.

Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện khám nếu cân  nặng của bé tăng nhanh hoặc tụt nhiều đột ngột.

Làm sao để đo được kích cỡ quần áo của bé?

Cách dễ nhất để đo được là chờ đến đợt khám tổng quát tiếp theo của bé để bác sĩ đo đạc và cho kết quả của bé. Hoặc nếu ba mẹ không muốn đợi lâu thì có thể đặt bé nằm thẳng sau đó đo bé bằng thước dây. Ba mẹ cũng có thể dùng thước dây để đo vòng đầu hoặc chiều dài bàn chân bé.

Kết quả đo chiều cao của bé có nằm giữa 2 size? Vậy tốt nhất nên chọn size lớn hơn cho bé.

Thông tin tác giả

Sabrina Sailer đã làm việc với tư cách là cố vấn tình nguyện về chủ đề cho con bú và tư vấn sinh con từ năm 2010. Cô cũng viết quảng cáo và làm biên tập viên, quản lý đồng thời nhiều chương trình khác nhau về chủ đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.