Tính tuần tuổi khi mang thai sử dụng công cụ tính thai kì của HiPP

Với rất nhiều phụ nữ, mang thai là một trong những trải nghiệm xúc động nhất trên đời. Khi biết mình mang thai chắc hẳn ai cũng muốn biết thai kì sẽ kéo dài bao lâu. Công cụ tính thai kỳ của HiPP sẽ giúp mẹ đo lường thai kỳ một cách thuận tiện và dễ dàng. Chỉ trong vài giây, mẹ bầu sẽ biết hiện mình đang mang thai tuần thứ bao nhiêu. Trong hướng dẫn của chúng tôi, bạn có thể đọc thêm về cách đếm tuần tuổi thai kỳ.

Sử dụng Công cụ tính thai kỳ HiPP để biết thai kỳ của bạn đang ở tuần thứ bao nhiêu

Bạn nên biết mình đang mang thai ở giai đoạn nào để chuẩn bị cho những tháng sắp tới cũng như việc đón con chào đời. Hãy sử dụng Công cụ tính thai kỳ HiPP để biết tuần tuổi thai kỳ của bạn.

Ngày dự sinh & tuần tuổi thai

Cách tính ngày dự sinh: Một thai kỳ bình thường sẽ kéo dài 40 tuần. Tuổi thai sẽ được bắt đầu tính vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Đây cũng chính là cách mà bác sĩ và người hộ sinh dùng để tính toán ngày dự sinh cho bạn.

Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng:

Ngày (Trung bình 28 ngày, nếu bạn không biết chính xác bao lâu chu kỳ của bạn)

🡇

Lưu ý!

Sử dụng công cụ tính toàn thai kỳ không thay thế được việc đến gặp bác sĩ hay người hộ sinh. Nếu biết bản thân mang thai, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ phụ khoa hoặc người hộ sinh của mình để được thăm khám. 

Bạn đang ở tuần bao nhiêu của thai kỳ?

Bạn có thể tự tính ra được tuần tuổi thai của mình hiện tại. Bạn chỉ cần nắm được ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bản thân để có thể tính được. Hãy đánh dấu ngày đó trên cuốn lịch và đếm xem đã bao nhiêu tuần kể từ thời điểm đó đến hiện tại.

Ví dụ:

Hãy ví dụ như sau, nếu ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn rơi vào ngày 30 tháng 6 năm 2020 và giờ đã là ngày 15 tháng 8 năm 2020, tổng cộng 7 tuần đã trôi qua. Điều này có nghĩa là bạn đã mang thai được 7 tuần rồi đấy! Phương pháp tính toán này dựa trên quy tắc Naegele.

Về cơ bản, dù bạn có mong muốn mang thai hay không, hãy luôn nhớ để ý đến chu kỳ kinh nguyệt và ghi chú lại những sự kiện quan trọng này. Việc này không chỉ giúp xác định tuổi thai mà còn là thông tin quan trong giúp bác sĩ hoặc người hộ sinh liên kết với các vấn đề khác.

Bác sĩ và người hộ sinh sẽ xác định tuổi của thai nhi bằng cách đếm số tuần kể từ ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt của bạn hoặc bằng cách đo kích thước phôi thai qua siêu âm. Kích thước của phôi thai cho thấy sự phát triển qua từng giai đoạn của thai nhi, từ đó chỉ ra tuần tuổi thai kỳ.

Độ chính xác của công cụ tính thai kỳ HiPP?

Công cụ tính thai kỳ của HiPP hoạt động khá chính xác. Tuy nhiên, vẫn có vài yếu tố có thể khiến kết quả tính tuần tuổi thai nhi của bạn không chính xác.

Chẳng hạn:

• Bạn không chắc chắc chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mình bắt đầu khi nào: Nếu bạn không thể nhớ chính xác ngày của kỳ kinh cuối cùng và điền đại loại một ngày nào đó, kết quả bạn nhận từ công cụ tính thai kỳ HiPP có thể sẽ sai lệch.

• Kinh nguyệt của bạn không đều: Độ chính xác của công cụ tính toán có thể bị giảm đi nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn.

Một vài thông tin hữu ích:

Dù thai kỳ được chia làm 3 tam cá nguyệt, nhưng thời gian của chúng lại không đều nhau. Tam cá nguyệt được sử dụng khi mà thai kỳ được tính từ thời điểm thụ thai. Nghĩa là thai kỳ dài 9 tháng, lúc này khi chia ra 3 tam cá nguyệt thì thời gian sẽ bằng nhau ở mỗi giai đoạn.

Ngày nay, chúng ta tính thai kỳ theo từng tuần nên các tam cả nguyệt sẽ được tính như sau:

• Tam cá nguyệt thứ nhất: Tuần 1 đến tuần 12

• Tam cá nguyệt thứ hai: Tuần 13 đến tuần 28

• Tam cá nguyệt thứ ba: Tuần 29 đến tuần 40 (trong trường hợp quá ngày dự sinh, chẳng hạn như thai kỳ kéo dài tới tuần 42, thì tam cá nguyệt này sẽ được tính dài 12-14 tuần)

Ở một cách tính khác, tam cá nguyệt thứ 2 kéo dài từ tuần 13 đến tuần 24 và tam cá nguyệt thứ 3 từ tuần 25 đến tuần 40

Mang thai đôi hoặc mang đa thai

Thai kỳ thường sẽ ngắn hơn nếu mẹ đang mang thai đôi hoặc đa thai. Điều này không có nghĩa là cách tính tuần tuổi thai khác với các mẹ mang thai một bé. Bạn  có thể sẽ sinh từ tuần 37 hoặc tuần 38. Việc sinh sớm hơn thường lệ này là do bạn mang bầu càng nhiều bé, thì trong bụng mẹ càng ít chỗ hơn để các bé phát triển.

Làm sao để tính toán ngày dự sinh?

Như đã đề cập bên trên, bạn có thể sử dụng công cụ tính thai kỳ HiPP để tìm ra ngày dự sinh của mình. Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng và độ dài trung bình chu kỳ kinh nguyệt của bản thân, sau đó nhấp vào “Tính ngay”. Kết quả về ngày dự sinh của bạn sẽ được hiển thị ngay lập tức.

Tại sao việc biết số tuần của thai kỳ lại quan trọng?

Biết được ngày dự sinh và tuần của thai kỳ sẽ giúp bạn quản lý được thời gian và chuẩn bị cho ngày bé ra đời. Chúng tôi khuyến khích bạn lên kế hoạch cho thai kỳ để lên lịch trình cho từng việc cần làm. Ví dụ, bạn nên lên kế hoạch đi học lớp tiền sản cách xa trước ngày dự sinh và nên sớm hẹn gặp bác sĩ/người hộ sinh mà bạn chọn để trao đổi.

Dưới đây là một số lý do quan trọng tại sao bạn nên nắm được số tuần thai kỳ của mình:

Chuẩn bị tươm tất đón bé chào đời

Biết được số tuần tuổi của thai nhi sẽ giúp bạn quản lý quãng thời gian còn lại trước khi đón bé yêu ra đời.

Sắp xếp công việc và bảo hiểm trước khi nghỉ thai sản

Hãy thông báo với người quản lý/sếp của bạn khi bạn biết mình có thai. Để quản lý/sếp của bạn có thời gian điều chỉnh công việc cũng như tìm người thích hợp đảm nhận phần việc của bạn. Hãy kiểm tra lại các loại bảo hiểm đang trong thời hạn, hỏi về thủ tục, phương thức thanh toán của từng loại bảo hiểm trước khi bắt đầu nghỉ thai sản nhé.

Lên kế hoạch thời gian nghỉ thai sản

Tại Việt Nam, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Chọn nơi sinh, gói sinh, bác sĩ/người hộ sinh

Chúng tôi khuyến khích bạn chọn bác sĩ hoặc người hộ sinh ngay khi bạn biết mình có thai, để bác sĩ hoặc người hộ sinh này theo sát tình hình phát triển của em bé trong suốt thai kỳ. 

Tham gia lớp học tiền sản và chuẩn bị giỏ đồ đi sinh

Chúng tôi khuyến khích bạn tham gia vào các lớp học tiền sản và chuẩn bị sẵn sàng giỏ đồ đi sinh 4 tuần trước ngày dự sinh.

Về độ dài của thai kỳ

Một thai kỳ bình thường sẽ kéo dài khoảng 40 tuần, tùy vào từng em bé, có bé sẽ sinh sớm hơn và có bé sẽ sinh muộn hơn mốc này. Điều này có nghĩa là ngày em bé ra đời có thể sẽ dài hơn thời gian 40 tuần này.

Tại sao lại có những em bé ra đời sau ngày dự sinh?

  • Tính sai ngày dự sinh

Kể cả khi bạn đã sử dụng công cụ tính ngày dự sinh của chúng tôi, kết quả vẫn có thể bị chệch vài ngày so với thực tế. Điều này có thể xảy ra do bạn không may nhập sai ngày chẳng hạn.

 

  • Tuổi tác và nền tảng sức khỏe của mẹ bầu

Mẹ có bầu khi lớn tuổi thường sẽ sinh con quá ngày dự sinh, có nghĩa là em bé sẽ không chịu chui ra trước tuần thứ 41. Nếu không có dấu hiệu sinh dù đã quá ngày dự sinh khá lâu, bác sĩ có thể sẽ sử dụng các biện pháp kích thích chuyển dạ. Tuy nhiên nếu cả mẹ và bé đều đang khỏe mạnh, bác sĩ có thể sẽ quyết định chờ cơn chuyển dạ tự nhiên.

 

  • Độ chính xác của ngày dự sinh ở các lần mang thai trước

Có phải những lần sinh trước của bạn đều bị quá ngày dự sinh? Vậy khả năng cao đây chính là lý do mà lần mang thai này của bạn cũng bị muộn ngày dự sinh như vậy đấy.

Tại sao lại có những em bé sinh non?

Sinh non nghĩa là em bé được sinh ra trước tuần 37 của thai kỳ.  Trong trường hợp này, bé sẽ cần được chăm sóc y tế chuyên sâu thường xuyên sau sinh để bắt kịp các mốc phát triển. Hầu hết trẻ được sinh sớm trước ngày dự sinh khoảng 10 ngày (tức là khoảng tuần 38, tuần 39) thì những em bé này được xem là đủ ngày đủ tháng.

Việc sinh non có thể do nhiều nguyên nhân:

• Tính sai ngày dự sinh

Trường hợp này tương tự như quá ngày dự sinh, có thể ngày dự sinh đã bị tính sai, chệch đi vài ngày.

• Căng thẳng, stress khi mang thai hoặc các yếu tố tâm lý khác

Bé yêu trong bụng có thể cảm nhận được khi mẹ không khỏe cả thể chất lẫn tinh thần đó. Vì vậy nên tránh để mẹ bầu chịu quá nhiều áp lực, từ đó giảm thiểu nguy cơ sinh non. Căng thẳng, stress cũng gây ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch, làm tăng khả năng nhiễm hoặc lây bệnh.

Hãy nhớ rằng bị bệnh khi đang mang bầu có thể ảnh hưởng tới cả mẹ lẫn em bé. Đó là lý do tại sao mẹ nên giảm căng thẳng trong thời gian này và cố gắng cân bằng lối sống. Tuy vậy, không nên chủ quan kể cả khi bạn thấy thoải mái với việc chịu áp lực, chẳng hạn bạn yêu công việc, áp lực công việc không là gì với bạn, những nó vẫn sẽ tác động tiêu cực nếu áp lực ngày càng nhiều thêm.

• Vi khuẩn gây sinh non

Độ pH ở âm đạo có tính axit trong khoảng từ 3.8 đến 4.5 là bình thường. Môi trường axit này ức chế sự phát triển của nhiều loại vi trùng gây bệnh. Tuy nhiên, khi mang thai, nồng độ pH giảm xuống, khiến vi khuẩn dễ dàng lắng đọng trong âm đạo. Điều này có thể dẫn đến trường hợp chuyển dạ sớm và sinh non.

• Cổ tử cung ngắn

Nếu cổ tử cung quá ngắn nhiều khả năng sẽ mở sớm, điều này có nghĩa là em bé có thể sẽ sinh sớm, sinh non.

• Sinh non do suy nhau thai

Nếu nhau thai có vấn đề và không thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho em bé của bạn. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ quyết định tác động kích thích chuyển dạ sớm.

• Mẹ bầu có tiền sử lạm dụng chất kích thích

Em bé sinh ra từ những bà mẹ nghiện hoặc lạm dụng chất kích thích như nicotin, rượu,... có khả năng cao bị sinh non. Những trẻ này thường sinh non, nhỏ con, nhẹ cân hơn đáng kể so với các bé có mẹ bình thường. Hơn nữa, những em bé này thường bị các triệu chứng cai nghiện nghiêm trọng do ảnh hưởng từ mẹ.

Chuẩn bị sẵn sàng để đón bé yêu chào đời

Rât ít em bé sinh ra đúng vào ngày dự sinh.

Vì vậy chúng tôi khuyến khích bạn nên chuẩn bị sẵn giỏ đồ để mang đi sinh.

Các lớp học tiền sản đều chuẩn bị cho mẹ bầu kiến thức về sinh nở và dạy cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Bạn có thể tự tham gia các lớp học này hoặc rủ chồng bạn đi cùng. Lớp học tiền sản cũng là một cơ hội tốt để kết nối những người sắp lên chức cha mẹ.

Những câu hỏi quan trọng về tuần tuổi thai

Làm thế nào để biết thai kỳ của tôi đang ở tuần thứ mấy?

Để nắm được tuẩn tuổi thai, bạn có thể sử dụng công cụ tính thai kỳ HiPP. Chỉ cần nhập ngày đầu của kỳ kinh cuối và độ dài chu kỳ kinh nguyệt của bạn, sau đó nhấp vào “Tính ngay”. Công cụ này sẽ cho bạn biết số tuần tuổi thai của bạn hiện tại và ngày dự sinh.

Nếu bạn không muốn sử dụng công cụ tính thai kỳ của HiPP, bạn có thể đếm tuần tuổi thai bằng cách đếm số tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của bạn.

Tuần thai hiện tại có được ghi trong kết quả khám thai của mẹ bầu hay không?

Bác sĩ phụ sản thường sẽ vừa khám, vừa ghi lại dữ liệu về quá trình mang thai của bạn vào trong sổ khám, hoặc tờ khám thai. Kết quả khám sẽ bao gồm cả ngày dự sinh và tuần tuổi thai của bạn hiện tại.

Tuần tuổi thai nào có nguy cơ xảy thai cao nhất?

Tam cá nguyệt đầu tiên (từ tuần 1 đến tuần 12) là giai đoạn có nguy cơ nhất đối với thai kỳ. Hầu hết các ca sảy thai đều xảy ra ở giai đoạn này. Đây cũng là lý do tại sao rất nhiều chị em không thông báo việc mình có thai cho đến khi qua tuần 12.

Nên đi siêu âm từ tuần thứ bao nhiêu?

Trong suốt thai kỳ, bác sĩ phụ sản sẽ khám bằng phương pháp siêu âm một vài lần. Số lần siêu âm và siêu âm ở tuần thứ bao nhiêu phụ thuộc vào khuyến cáo của địa phương hoặc nơi bạn thăm khám. Chúng tôi khuyến khích bạn trao đổi với bên cung cấp bảo hiểm để xem liệu việc siêu âm có được bảo hiểm thanh toán. Tìm hiểu thêm về mang thai theo từng tuần.

Thông tin tác giả:

Anja Schröder, một người mẹ, bà đã viết bài với tư cách là một freelancer cho một số blog gia đình lớn trong nhiều năm. Bà tập trung chủ yếu vào chủ đề gia đình, làm các bài viết của mình trở nên sống động với cách kể chuyện thú vị.

Chuyên gia tư vấn và biên tập:

Birgit Laue, nữ hộ sinh & sư phạm y khoa, chuyên gia PR tốt nghiệp, tác giả