Skip to main content

Các tuần của thai kì:

Tuần 37 của thai kỳ: Bé hiện giờ đã đủ tháng để sinh ra

Vào tuần 37, bạn đang ở tháng thứ 10 của thai kỳ. Mọi người thường nghĩ rằng thai kỳ kéo dài 9 tháng, nhưng thực tế là lâu hơn một chút cho đến khi em bé được sinh ra, vì vậy tốt nhất bạn nên nghĩ rằng thời gian này kéo dài khoảng 9 tháng rưỡi. Bạn làm việc chăm chỉ để sẵn sàng cho cuộc sống như một người mẹ, và con bạn cũng đang làm mọi thứ có thể để chuẩn bị cho ngày bé được sinh ra trong thế giới rộng lớn, nằm trong vòng tay của bạn và hít hà hơi ấm của bố mẹ trong lần đầu tiên.

Kích cỡ bé yêu tuần mang thai thứ 37

Em bé của bạn đã tăng thêm một cm chiều dài kể từ tuần trước, khiến bé hiện dài 48 cm và to bằng một sợi dây. Bé nặng 2927 gram, gần 3 kg, vì vậy bé sẽ sớm bằng trọng lượng sơ sinh.

Sự phát triển của em bé

Từ tuần 37, em bé của bạn đã sẵn sàng chào đời và sống cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Bé sẽ sử dụng thời gian còn lại cho đến ngày trọng đại để dự trữ nhiều chất béo hơn, tăng khoảng 20-30 gam khối lượng cơ thể mỗi ngày. Khoảng 15% trọng lượng cơ thể của bé hiện là chất béo, điều này cho phép bé duy trì và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể sau khi được sinh ra để bé không bị quá lạnh và có thể phát triển khỏe mạnh. Các tế bào chất béo được thiết kế để bé có thể chuyển hóa chất béo thành nhiệt trong từng tế bào riêng lẻ, có nghĩa là em bé sơ sinh của bạn có thể giữ nhiệt độ cơ thể của bé ít nhiều không đổi.

Hiện tại, một thời gian ngắn nữa thôi trước khi sinh, em bé của bạn sẽ rụng gần hết lông tơ và lớp vẩy sáp phủ trên da của bé. Những phần này sẽ còn lại một chút và hiện rõ trên da của bé khi bé được sinh ra. Và độ mịn của da cho thấy tuổi và sự phát triển của trẻ.

Hộp sọ và não của bé tiếp tục phát triển cho đến khi chào đời, trong khi các cơ quan khác của bé đã được hình thành đầy đủ và thực hiện công việc của mình. Các tế bào da và lông tơ mà bé rụng đi sẽ được hấp thụ vào nước ối để bé tiếp tục uống. Những chất này sẽ tạo thành một phần của phân su, một chất màu đen, được tạo ra trong ruột của bé và được bài tiết ra khỏi cơ thể bé dưới dạng phân đầu tiên sau khi bé được sinh ra.

Vào tuần 37, cơn chuyển dạ giả thường dẫn đến việc đầu của bé di chuyển xuống phía khung chậu của bạn, đây là vị trí lý tưởng để sinh. Tuy nhiên, đó là một vị trí không thoải mái đối với bé vì bé không thể di chuyển nhiều. Hầu hết trẻ sơ sinh dành thời gian này để ngủ, tập trung sức lực cho ngày được ra với thế giới bên ngoài. 

Cơ thể mẹ bầu tuần mang thai thứ 37

Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy bồn chồn, lo lắng xen chút hồi hộp về những gì bạn sắp trải qua. Đặc biệt nếu đây là em bé đầu tiên của bạn, bạn sẽ không chắc các triệu chứng của cơ thể mình có ý nghĩa gì và không biết liệu chúng có báo hiệu rằng sắp sinh hay không.

Lời khuyên của bác sĩ sản khoa

“Người ta nói rằng đây là thời điểm bạn bắt đầu “chán ngấy” với việc mang thai và chỉ muốn sinh luôn cho xong. Đó là điều bình thường và không phải là điều xấu - không lâu nữa đâu, bạn sẽ không còn cảm giác này cho đến khi bạn có con. ”- bác sĩ sản khoa Dorothee Kutz chia sẻ. 

Bạn sắp kết thúc kì mang thai. Bây giờ, bạn nên biết chắc chắn nơi bạn chọn để sinh bé và người bạn muốn ở cùng trong khi sinh. Túi đồ đi sinh của bạn phải được chuẩn bị sẵn sàng và được đặt ở vị trí dễ tìm khi cần gấp. 

Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường

Các cơ quan nội tạng của bạn cảm thấy áp lực ngày càng tăng

Nếu có chuyển dạ giả (điều này giúp đưa em bé của bạn xuống khung chậu của bạn ở vị trí chuẩn bị sinh) thì thông thường nó sẽ xảy ra trong tuần này. Điều này sẽ làm tăng tải trọng lên xương chậu và sàn chậu của bạn, điều đó có nghĩa là phổi của bạn sẽ không bị ép chặt và bạn có thể thở tự do hơn. Các bài tập di chuyển theo chuyển động tròn, nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tránh bị chuột rút cơ sàn chậu, giảm bớt áp lực và giúp bạn thư giãn hơn, cũng như giúp thai nhi vào vị trí chuẩn bị chào đời.

Nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sắp sinh

Quá trình sinh nở có thể bắt đầu bất cứ lúc nào. Các dấu hiệu ban đầu thông thường mà bạn có thể gặp phải là đau đầu kèm theo tiêu chảy, nôn mửa, đau lưng và đau bụng nghiêm trọng, nhưng dấu hiệu chính cho thấy cơn chuyển dạ thực sự đang đến là khi bạn nhận thấy dịch tiết có lẫn máu. Điều này chứng minh rằng chất nhầy ở phía trước cổ tử cung cuối cùng cũng lỏng ra. Khi quá trình chuyển dạ thực sự bắt đầu, túi ối sẽ vỡ và bạn sẽ nhận thấy khi nước ối chảy ra từ âm đạo. Điều này có nghĩa là bạn đang chuyển dạ, vì vậy, bạn nên đến ngay bệnh viện - ngay cả khi bạn không chuyển dạ ngay sau khi túi ối vỡ, bạn vẫn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Lời khuyên của bác sĩ sản khoa

"Nếu không chắc đó là chuyển dạ giả hay là chuyển dạ thật, bạn có thể đặt một chai nước nóng hoặc túi chườm nóng trên lưng. Nếu các cơn co thắt giảm bớt, đó là bạn chỉ thực hành chuyển dạ.

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy không ổn, hãy đến thẳng bệnh viện. Ngoài ra, hãy nhớ tính đến khoảng cách từ nhà bạn so với bệnh viện để quyết định khi nào nên nhập viện. ” – bác sĩ sản khoa Dorothee Kutz chia sẻ. 

Lời khuyên hàng đầu

• Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và cố gắng tận hưởng phần còn lại của thai kỳ với những người thân yêu của bạn.

• Lên kế hoạch sẵn sàng cho thời điểm bắt đầu sinh: Bạn sẽ đến bệnh viện bằng cách nào? Ai sẽ đi cùng bạn? Bạn có biết túi đồ đi sinh của bạn ở đâu không? Việc chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản này sẽ giúp giảm mức độ căng thẳng của bạn.

• Bạn có thể dùng băng vệ sinh có độ thấm hút cao để tránh làm ướt quần lót nếu nước ối của bạn đột ngột bị vỡ.

• Bắt đầu dần dần nghĩ về khoảng thời gian sau khi sinh nhiều hơn để tránh bị bỡ ngỡ sau sinh.

Những câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ sản khoa

Phản ứng với các dấu hiệu sắp sinh

Bạn thường biết rất rõ về các kiến ​​ thức lý thuyết cho biết bạn sắp sinh. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa cảm thấy tự tin, hãy tham khảo thêm lời khuyên/ý kiến từ bác sĩ sản khoa của bạn. Bác sĩ của bạn cũng nên sẵn sàng mọi lúc xung quanh ngày dự sinh của bạn và bạn có thể hỏi sẵn trước điều này (bao gồm cả buổi đêm). Điều này sẽ giúp bạn yên tâm và tự tin đối mặt với thử thách sinh nở khó khăn trước mắt. 

 

Thông tin về tác giả

Juliane Jacke-Gerlitz là một y tá đã đăng ký. Cô đã làm việc trong lĩnh vực tư vấn bà mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ hơn mười năm. Hiện tại cô đang làm một nhà văn y học và nhà tư vấn tâm lý. Juliane Jacke-Gerlitz đã kết hôn được 22 năm, là bà mẹ của 8 đứa con và sống cùng gia đình ở Halle.

*Y tá đã đăng kí: Y tá đã tốt nghiệp từ chương trình điều dưỡng và đáp ứng các yêu cầu do quốc gia, tiểu bang, tỉnh hoặc cơ quan cấp phép tương tự do chính phủ ủy quyền nêu ra để có được giấy phép điều dưỡng.

Những điều liên quan đến bạn:

Tính toán thời gian rụng trứng và thụ thai

Xác định ngày rụng trứng của bạn.

Tính toán ngày dự kiến sinh

Tính toán ngày sinh gần đúng của bé.

Đồ thị cân nặng

Theo dõi các thay đổi trọng lượng của bạn.