Ăn dặm đúng cách từ A-Z

Thời điểm cho bé ăn dặm

Trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho bé mà không một loại thực phẩm nào có thể sánh bằng. Sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho các bé mà còn giúp các bé dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, ít có khả năng gây dị ứng, giúp tăng khả năng miễn dịch nên rất an toàn cho sức khỏe của các bé.

Tuy nhiên vào khoảng tháng thứ 6, trọng lượng của bé tăng gấp đôi so với trọng lượng khi sinh, trong khi sữa mẹ không thể tăng thêm, chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu phát triển của bé. Vì vậy mà các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm ở độ tuổi từ 6 tháng.

Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Sau khi bú hết sữa mẹ, bé vẫn khóc đòi ăn thêm.

Bé không muốn đợi đến cữ bú tiếp theo, bé cáu kỉnh và mút tay.

Trước đây bé ngủ suốt đêm bé ngủ suốt đêm nhưng giờ thì thức giấc và đòi bú đêm

Giấc ngủ ngày của bé trở nên thất thường, bé ngủ không yên và ngủ không lâu

Bé trông rất hứng khởi khi thấy bạn ăn và thường với tay chộp thức ăn mà bạn đang cầm hoặc đang ăn.

Bé tiết nhiều nước bọt, rãi rớt chảy nhiều, một số bé bắt đầu nhú 2 răng hàm dưới

Bé bú mẹ nhiều và đúng cách nhưng không tăng cân.

Khởi đầu ăn dặm an toàn

Nên bắt đầu với bột ăn dặm

Bé bắt đầu ăn dặm tức là ở giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ ăn toàn lỏng (là sữa) sang chế độ ăn các thực phẩm có độ thô hơn (đồ ăn dặm). Do đó mẹ nên chú ý chuyển tiếp một cách nhẹ nhàng nhất để hệ tiêu hóa non nớt của bé được thích nghi tốt, giúp bé có một khởi đầu ăn dặm nhẹ nhàng, thoải mái và vui vẻ. Bởi vậy các món bột ăn dặm có độ nhuyễn, mịn là an toàn và thân thiện với bộ máy tiêu hóa của bé trong giai đoạn này.

Nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm organic:

Thực phẩm đạt chứng nhận organic sẽ đảm bảo được độ an toàn cao, nói KHÔNG với thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, hóc-môn tăng trưởng, thành phần biến đổi gen, hóa chất độc hại,... trong quy trình sản xuất. Vì vậy mà lựa chọn thực phẩm organic là lí tưởng cho hệ tiêu hóa non nớt của con trong giai đoạn khởi đầu ăn dặm và là nền tảng có lợi về lâu dài cho sức khỏe sau này của con.

Không nêm gia vị

Lượng muối, đường cần thiết cho nhu cầu của bé ở giai đoạn ăn dặm đã có trong các thực phẩm sữa, trứng, thịt, cá, rau, củ, quả,... Nếu mẹ nêm thêm gia vị như người lớn sẽ gây quá tải cho các cơ quan còn non nớt trong cơ thể bé như gan, thận,...

Dụng cụ cho bé ăn dặm

Bộ chế biến thức ăn

Bộ dụng cụ ăn cho bé

Ghế ngồi ăn dặm

Yếm ăn dặm

Các quy tắc bàn ăn giúp tạo lập thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ

Sử dụng ghế tập ăn dặm

Không ép bé ăn

Không nên trừng phạt hoặc khen ngợi thái quá

Không cho bé ăn các bữa quá dày

Không cho bé ăn vặt trước bữa ăn chính ít nhất 1-2 tiếng

Đổi món thường xuyên sẽ giúp bé hào hứng ăn uống.

Không kéo dài bữa ăn quá 30-40 phút.

Không cho bé đi ăn rong.

Không cho bé xem tivi, đồ chơi khi ăn.

Cho bé ăn có giờ giấc, ăn chung với bữa ăn của gia đình.

Cho bé tự xúc ăn, và cơ hội luyện tập