Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ

Tại sao chúng tôi lại khuyến nghị về chế độ ăn phong phú đa dạng trong thực đơn ăn dặm của trẻ ngày nay – trái với những quan niệm trước đây?

Trong những tháng đầu tiên tập ăn dặm, bé rất dễ để thử các loại hương vị mới. Chính vì vậy trong giai đoạn này có thể thử cho bé với các loại thức ăn lành mạnh khác nhau. Nếu bé đã tập thử các loại thức ăn khác nhau trong giai đoạn đầu đời này thì bé dễ dàng chấp nhận các loại  khi lớn hơn. Khác với trước đây, khi chế độ ăn uống không đa dạng được khuyến nghị để phòng ngừa dị ứng thì ngày nay, sau nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thì việc cho bé sử dụng các món ăn với thành phần từ trứng, cá hoặc sữa ngay trong giai đoạn ăn dặm này là tiền đề tốt để phát triển hệ miễn dịch sau này.

Làm thế nào để bé tập làm quen với những món ăn này trong chế độ dinh dưỡng của mình?

Bữa ăn giữa ngày là bữa ăn dặm hoàn hảo cho bé. Sẽ rất tuyệt nếu bé có thể thử đa dạng các loại thức ăn. Ngay khi bé đã tập làm quen với thìa, bạn có thể đa dạng hóa thức ăn cho bé. Ví dụ, ngày đầu tiên, bạn có thể cho bé thử thịt bò và cà rốt; ngày tiếp theo, ngô ngọt và gà tây. Bạn có thể lựa chọn đa dạng các loại thịt, rau, củ quả và các món từ cá cho bữa ăn của bé. 

Mẹ cần lưu ý gì khi cho bé ăn các loại thực vật?

Cho bé ăn một vài thìa nhỏ (khoảng 50g) hoa quả hoặc nước hoa quả giàu vitamin C như bữa ăn nhẹ. Điều này làm gia tăng khả năng hấp thụ sắt từ ngũ cốc và rau quả. Sắt là thành phần quan trọng cấu thành nên máu và sự phát triển tinh thần của bé, vì vậy nên sắt rất quan trọng trong chế độ ăn uống của bé.

Thành phần thực vật nào cung cấp nhiều sắt cho bé?

Thực đơn các thực phẩm từ thực vật nên đa dạng với nhiều lựa chọn thành phần như ngũ cốc nguyên chất (bột yến mạch, hạt kê), hạt dền hoặc các loại hạt đậu như đậu lăng. Những loại thức ăn trên là các loại thành phần thực vật tốt giàu chất sắt.