Skip to main content

Các tuần của thai kì:

Tuần 31 của thai kỳ: Bây giờ là lúc bắt đầu lập kế hoạch cho việc sinh con của bạn

Tuần 31 đã bắt đầu, thời điểm này đã sắp đến ngày bạn sinh bé. Chỉ trong khoảng 10 tuần nữa thôi thì bạn sẽ gặp bé yêu. Chắc hẳn lúc này bạn đang vừa lo lắng, vừa hồi hộp và mong chờ. Bạn đã hình thành mối quan hệ thân thiết với con mình trong suốt khoảng thời gian dài vừa qua, vì vậy hãy làm những gì bạn có thể để giúp chồng của bạn cũng hình thành mối quan hệ thân thiết  tương tự với bé yêu. 

Kích cỡ bé yêu tuần mang thai thứ 31

Bây giờ, gần cuối tháng thứ 8 của thai kỳ, em bé của bạn đã phát triển với kích thước đáng kể là 41,5-41,8 cm (nếu bạn có thể hình dung một cây bắp cải tím, khoảng lớn như vậy), mặc dù bé chưa lớn bằng như bé sẽ được sinh ra. Bé nặng 1575 gram, vì vậy bé đang dần đạt tới 2 kg và bé sẽ tiếp tục tăng cân cho con và tăng cân cho đến khi được sinh ra. Tùy thuộc vào gen của bé, trọng lượng của bé gần như có thể tăng gấp đôi từ bây giờ đến khi sinh.

Sự phát triển của em bé của bạn

Sự phát triển của em bé của bạn

Phát triển phổi

Trong khi em bé của bạn đang tăng cân và lớn hơn, các cơ quan nội tạng của bé đang hoàn thiện quá trình phát triển và bắt đầu thực hiện công việc của mình. Từ tuần 31, em bé của bạn có thể mở rộng phổi hoàn toàn mà không cần phế nang dính vào nhau nhờ chất hoạt động bề mặt protein bảo vệ. Sự thật thú vị: phổi của bé đã phát triển đầy đủ đến mức, nếu bé sinh non ngay trong tuần này, bé sẽ cần được hỗ trợ thở tự nhiên hơn là thở máy hoàn toàn.

Di chuyển vào vị trí

Em bé của bạn sẽ di chuyển ít hơn rất nhiều vào tuần 31, một phần do không có đủ không gian trong bụng mẹ và một phần vì bé đã ổn định với chế độ ngủ và thức giấc rõ ràng, có thể liên quan đến việc ngủ hơn 15 giờ mỗi ngày. Bạn sẽ cảm nhận được hoạt động của bé một cách sống động khi bé còn thức và những cú thúc, đấm và đá của bé vào các cơ quan của bạn có thể cực kỳ mạnh và gây ra các triệu chứng nhẹ.

Bé vẫn chưa chuyển sang vị trí mà bé sẽ cần khi sinh ra. Tuy nhiên, bé sẽ dần dần nằm dựa vào thành tử cung của bạn và đầu của bé sẽ bắt đầu di chuyển đến vị trí sẽ đến khi đến thời điểm rời khỏi tử cung qua ống sinh.

Vị trí thích hợp để sinh, được gọi là tư thế ngôi thuận, là đầu của bé hướng xuống cổ tử cung và bé phải ở tư thế này vào thời điểm bắt đầu chuyển dạ. Từ thời điểm này, bác sĩ sản khoa của bạn sẽ thường xuyên kiểm tra vị trí của bé. 90% trẻ sơ sinh tự di chuyển vào vị trí này khoảng 4 tuần trước khi sinh.

Cơ thể mẹ bầu tuần mang thai thứ 31

Đôi khi bạn có thể cảm thấy hơi choáng ngợp và lo lắng  khi tưởng tượng những gì bạn sắp phải trải qua. Một điều bạn sẽ suy nghĩ rất nhiều là nơi bạn sẽ sinh: bạn sẽ muốn có câu trả lời cho các câu hỏi về mức độ an toàn của bệnh viện phụ sản khi bé chào đời. HiPP khuyên bạn nên tham khảo trước một vài bệnh viện phụ sản trước khi bạn sinh.

Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường

Suy nghĩ của bạn đều xoay quanh bé yêu 

Vào tuần 31, bạn sẽ ngày càng suy nghĩ nhiều hơn về những thứ bạn cần sắm sửa cho bé yêu - có thể liên quan đến việc trang bị quần áo trẻ em, áo len, quần cộc và giày nhỏ dễ thương. Bạn bè và gia đình của bạn nhất định có một số thứ có thể truyền lại cho bé của bạn. Những gì bạn cần cho bé sẽ phụ thuộc vào việc bé sinh vào mùa hè hay mùa đông. Hơn nữa, đừng quên mua những thứ cho bản thân bạn như đồ vệ sinh cá nhân, khăn tắm, v.v. Những thứ này rất cần thiết cho bạn cần sau khi sinh. Đừng quên tìm hiểu trước bệnh viện nơi bạn dự sinh sẽ cung cấp những gì để tránh tình trạng mua dư thưa. Tìm hiểu thêm về những thứ bé sơ sinh cần ngay tại đây. 

Cơ thể của bạn “đình công”

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy như cơ thể của mình đang “đình công”. Phổi của bạn “rên rỉ” dưới sức tải từ bụng, chân nặng nề, đau nhức và lưng cảm thấy rất căng. Bạn sẽ thường xuyên bị thức giấc vào ban đêm và sẽ trở mình trên giường, cố gắng tìm một vị trí thoải mái giúp bạn ngủ ngon. Tuy nhiên, nhu cầu đi tiểu thường xuyên của bạn chắc chắn sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Có nhiều khả năng bạn sẽ bị ợ chua sau bữa ăn, mặc dù bạn có thể giảm thiểu điều này bằng cách ăn các bữa nhỏ trải dài trong ngày thay vì ăn các bữa lớn (điều này cũng có lợi cho đường ruột vốn đang gặp khó khăn của bạn). Bạn cũng sẽ ngày càng cảm thấy khó khăn khi ngồi xuống và đứng lên, đồng thời theo bản năng, bạn sẽ ôm bụng và lưng để hỗ trợ bản thân trong quá trình này. Khi mang bầu bạn cũng nên đi những đôi giày bệt sẽ tốt và an toàn hơn rất nhiều. 

Tiểu không kiểm soát

Áp lực lên sàn chậu và đầu em bé ép vào bàng quang có nghĩa là cơ bàng quang không còn giữ chất lỏng một cách chắc chắn như trước. Do đó, bạn có thể bị tiểu són ra một chút khi cười, hắt hơi hoặc ho, đặc biệt là khi bàng quang đầy. Tình trạng này thường xảy ra ở giai đoạn sau của thai kỳ, và nó sẽ thuyên giảm sau khi sinh. Bạn có thể đẩy nhanh quá trình đó bằng cách rèn luyện cơ sàn chậu bằng các hoạt động vận động nhẹ sau sinh.

Rốn của bạn sẽ lồi lên

Vào tuần 31, tử cung và da bụng của bạn đã phát triển và căng ra nhiều đến mức rốn của bạn đầu tiên sẽ phẳng ra, và sau đó thậm chí có thể lồi lên. Điều này sẽ hiển thị rõ ràng nếu lúc này đang là mùa hè và bạn mặc quần áo mỏng.

Lời khuyên hàng đầu

• Nếu bạn bị tiểu không kiểm soát tạm thời do áp lực lên sàn chậu, HiPP khuyên bạn có thể dùng băng vệ sinh loại hàng ngày hoặc băng thấm tiểu khi đi ra ngoài.

• Bạn có thể tạo ra một môi trường ấm áp trong phòng em bé (hoặc một phần trong phòng ngủ của bạn, nơi bé sẽ ngủ) bằng cách trang trí nó với màu sắc tươi sáng.

• Tuy nhiên, khi sơn tường và / hoặc đồ nội thất trẻ em, hãy đảm bảo rằng màu và sơn bạn sử dụng không độc hại.

• Bắt đầu suy nghĩ về việc bạn muốn đẩy con bằng xe nôi hay địu con - mặc dù hầu hết các bà mẹ đều làm cả hai việc này vào những thời điểm khác nhau.

Những câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ sản khoa

Lưu trữ tế bào gốc và máu cuống rốn

Các bác sĩ sản khoa có thể đưa cuống rốn của bé cho bạn để bạn mang về nhà làm kỉ niệm.

Ngoài ra, bạn có thể lấy các tế bào từ nhau thai và đông lạnh các tế bào này để làm tế bào gốc của chính con bạn nếu bé mắc bệnh.

Điều tương tự cũng áp dụng với máu trong dây rốn, máu này cũng chứa các tế bào gốc của chính con bạn nên bạn có thể làm đông lạnh màu này và lưu lại sử dụng về sau trong trường hợp bé nhiễm bệnh. 

Hỏi thêm lời khuyên từ bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ nhi khoa và nhận báo giá từ các công ty chuyên lưu trữ tế bào gốc nhau thai nếu bạn muốn theo đuổi lựa chọn này - và đảm bảo rằng đó là một công ty uy tín mà bạn có thể tin tưởng, vì đây sẽ chính là tế bào gốc của gia đình bạn.

Thông tin về tác giả

Juliane Jacke-Gerlitz là một y tá đã đăng ký. Cô đã làm việc trong lĩnh vực tư vấn bà mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ hơn mười năm. Hiện tại cô đang làm một nhà văn y học và nhà tư vấn tâm lý. Juliane Jacke-Gerlitz đã kết hôn được 22 năm, là bà mẹ của 8 đứa con và sống cùng gia đình ở Halle.

*Y tá đã đăng kí: Y tá đã tốt nghiệp từ chương trình điều dưỡng và đáp ứng các yêu cầu do quốc gia, tiểu bang, tỉnh hoặc cơ quan cấp phép tương tự do chính phủ ủy quyền nêu ra để có được giấy phép điều dưỡng.

Những điều liên quan đến bạn:

Tính toán thời gian rụng trứng và thụ thai

Xác định ngày rụng trứng của bạn.

Tính toán ngày dự kiến sinh

Tính toán ngày sinh gần đúng của bé.

Đồ thị cân nặng

Theo dõi các thay đổi trọng lượng của bạn.