Skip to main content

Các tuần của thai kì:

Tuần 9 của thai kỳ: Từ hạt đậu phộng trở thành 1 em bé

Kích cỡ bé yêu tuần mang thai thứ 9

Thai nhi, sẽ được các bác sĩ gọi là thai nhi từ lúc này cho đến khi chào đời, kích thước của thai nhi lúc này khoản 2,6 cm to bằng quả cherry (kích thước có thể đo bằng cm từ tuần thứ 9). Mặc dù em bé của bạn sẽ nhanh chóng tăng kích thước trong vài tuần tới, nhưng bé vẫn có nhiều không gian trong bụng mẹ để luyện tập, phối hợp và hoàn thiện các chuyển động của mình.

Sự phát triển của bé yêu

Sau giai đoạn phôi thai quan trọng, kéo dài từ khi thụ thai đến tuần thứ 8, em bé của bạn bây giờ đang bước vào một giai đoạn phát triển mới. Em bé không còn nhạy cảm và dễ bị tổn thương như vài tuần trước. 

Tất cả các hệ thống cơ quan quan trọng của bé đã hoàn thiện vào tuần thứ 9, và lần siêu âm đầu tiên thường diễn ra vào tuần thứ 9 đến tuần thứ 12. Việc siêu âm này nhằm xác nhận rằng bạn đang mang thai, để kiểm tra xem trứng đã được cấy thành công vào tử cung của bạn chưa và con bạn có nhịp tim khoẻ mạnh không. Điều này để xác định hoặc điều chỉnh ngày dự sinh của bạn. Ở giai đoạn này, bác sĩ cũng có thể biết bạn đang mang thai 1 em bé hay 1 cặp song sinh.

Nhiều cơ quan nội tạng của con bạn đã bắt đầu hoạt động, mặc dù chúng vẫn chưa làm mọi thứ hoàn thiện. 

Sự phát triển chính trong tuần thứ 9 là sự hình thành các đường dây thần kinh của bé, có nghĩa là bé có thể cảm nhận được kích thích và phản ứng lại với chúng. Chúng sẽ thực hành điều này liên tục trong những tuần và tháng tới. 

Các đặc điểm và em bé ngày càng hoàn thiện hơn. Đầu thẳng đứng, duỗi thẳng và sử dụng tay chân để thực hiện các cử động đầu tiên, hiện tại, động tác này vẫn giống như sự giật giật. 

Các ngón tay và chân của bé tiếp tục phát triển và tuần thứ 9 cũng là lúc cổ tay bé bắt đầu hình thành. Lớp màng nối các ngón chân của bé với nhau giờ đã gần như biến mất hoàn toàn, và đuôi của bé cũng vậy, điều này tạo điều kiện cho xương sống phát triển và hình thành các đốt sống riêng lẻ. Vào thời điểm được sinh ra bé sẽ có 33 hoặc 34 đốt sống được kết nối linh hoạt bởi các đĩa đệm, giúp lưng có thể chuyển động và uốn cong. 

Để bảo vệ bộ não mỏng manh của em bé, hộp sọ xương bắt đầu hình thành từ tuần thứ 9 (trước đó nó chỉ được tạo thành bởi sụn). Các xương khác cũng tiếp tục hình thành, mặc dù chũng vẫn còn mềm trong giai đoạn phát triển và chưa thông qua cấu trúc xương cuối cùng. 

Giai đoạn này cũng bắt kịp tốc độ phát triển của não bộ bé: các vùng quan trọng trong não của bé đang hình thành, cùng này sẽ kiểm soát các hệ cơ quan và mức độ hóc môn. Những kích thích mà bé cảm nhận được trong vài tuần tới sẽ khuyến khích sự phát triển của não (vì những kích thích này cần được xử lý) và việc gửi những kích thích đến não qua hệ thần kinh cũng thúc đẩy sự phát triển thần kinh của em bé. Bộ não của con bạn sẽ vẫn được pháy triển đầy đủ vào thời điểm được sinh ra – thực tế là không ở đâu xa. Trong những năm đầu đời, con bạn sẽ học được một loạt các kỹ năng mới để giúp trẻ vượt qua các thách thức và phải đến tuổi trưởng thành, não bộ mới được phát triển đầy đủ với tất cả các chức năng của não và khả năng về mặt tinh thần mà em bé cần.

Cơ thể mẹ bầu tuần mang thai thứ 9

Các triệu chứng điển hình sẽ tiếp tục giảm bớt, vì lúc này cơ thể bạn đã gần như hoàn toàn thích nghi với mức độ thay đổi của hóc môn. Bạn vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, nhưng điều này cũng không còn là vấn đề nữa vào cuối tháng thứ 3 của thai kỳ. Sau đó, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác mong đợi và sáng tạo tuyệt vời, đồng thời bạn sẽ tràn đầy năng lượng.

Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường

Vẫn chưa có dấu hiệu của bụng bầu, nhưng những dấu hiệu phổ biến khác có thể cho bạn biết rằng mình đang mang thai.

Những thay đổi đối với làn da và mái tóc của bạn. Vào tuần thứ 9, các bà mẹ sắp sinh thường nhận thấy những thay đổi trên da và tóc. Tóc của một số phụ nữ dày và bóng hơn, trong khi một số phụ nữ khác lại mỏng hơn. Những triệu chứng này cũng là do thay đổi mức độ hóc môn do mang thai và sau khi bạn sinh con, chúng sẽ nhanh chóng giảm xuống khi mức độ hóc môn của bạn trở lại bình thường. 

Bạn vẫn có thể sấy tóc nhưng nên tránh xa thuốc nhuộm hoặc uốn lạnh vì các hoá chất liên quan có thể được hấp thụ bởi chân tóc đi vào máu. Từ đó những chất này có thể gây hại cho em bé của bạn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể làm bất cứ điều gì đầy màu sắc với mái tóc của mình: Các màu nhẹ nhàng và thuốc nhuộm tự nhiên sẽ không gây ra bất cứ vấn đề nào.

Da của bạn cũng sẽ phản ứng với các kích thích tố đang di chuyển trong cơ thể của bạn. Một mặt, nó sẽ trở nên mềm mại và sáng khoẻ nhờ lưu thông máu tăng lên, tuy nhiên mặt khác bạn có thể thấy xuất hiện một vài nốt mụn li ti. Điều trị nhẹ nhàng một lần nữa là câu trả lời tốt nhất – không bao giờ sử dụng mĩ phẩm chống nám mạnh để cố cải thiện làn da của bạn khi đang mang thai.

Lời khuyên hàng đầu

- Chắc chắn rằng bạn cung cấp đủ canxi, giúp các cơ quan của thai nhi phát triển bình thường.

- Mua áo ngực được làm từ chất liệu thoải mái sẽ thích ứng và co giãn khi ngực của bạn lớn hơn (có thể là ý kiến hay khi mua một cỡ lớn hơn).

- Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng hàng ngày, đi bộ và giữ cho mình không quá rảnh rỗi trong cuộc sống thường nhật (leo cầu thang, dọn dẹp,…). Những phụ nữ duy trì hoạt động thể chất trong khi mang thai thường ít triệu chứng hơn và dễ sinh nở hơn vào sau này. 

- Thảo luận về những gì đang xảy ra và những gì sắp xảy ra với chồng của bạn. Mang thai thường kích hoạt được bản năng bảo vệ của đàn ông.

Câu hỏi bạn có thể muốn hỏi bác sĩ sản khoa

Nướu nhạy cảm

Tương tự các hóc môn làm cho ngực của bạn lớn hơn và làm mềm mô cũng làm cho nướu của bạn nhạy cảm hơn, có nghĩa bạn có thể nhận thấy sẽ có hiện tượng chảy máu một chút vào khi đánh răng. Nước bọt của bạn cũng tiết ra nhiều hơn bình thường (giống như axit trong dạ dày của bạn) và có thể làm hỏng răng – bạn có thể đã nghe câu chuyện của những người vợ xưa “sinh con, mất răng”. Vì vậy hãy đảm bảo bạn làm sạch răng 2-3 lần 1 ngàu bằng bàn chải đánh răng vừa và mềm mại. Chúng tôi cũng khuyên bạn nên đến gặp nha sĩ và thường xuyên làm sạch răng 1 cách chuyên nghiệp.

Chảy máu cam

Thỉnh thoảng bạn cũng có thể bị chảy máu cam. Nếu nó chỉ là 1 hiện tượng máu nhỏ thì không cần điều trị. Nhưng hãy hỏi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nếu bạn không chắc chắn vì họ có thể đưa cho bạn lời khuyên tốt nhất để giải quyết vấn đề này.

Thông tin về tác giả

Juliane Jacke-Gerlitz là một y tá đã đăng ký. Cô đã làm việc trong lĩnh vực tư vấn bà mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ hơn mười năm. Hiện tại cô đang làm một nhà văn y học và nhà tư vấn tâm lý. Juliane Jacke-Gerlitz đã kết hôn được 22 năm, là bà mẹ của 8 đứa con và sống cùng gia đình ở Halle.

*Y tá đã đăng kí: Y tá đã tốt nghiệp từ chương trình điều dưỡng và đáp ứng các yêu cầu do quốc gia, tiểu bang, tỉnh hoặc cơ quan cấp phép tương tự do chính phủ ủy quyền nêu ra để có được giấy phép điều dưỡng.

Những điều liên quan đến bạn:

Tính toán thời gian rụng trứng và thụ thai

Xác định ngày rụng trứng của bạn.

Tính toán ngày dự kiến sinh

Tính toán ngày sinh gần đúng của bé.

Đồ thị cân nặng

Theo dõi các thay đổi trọng lượng của bạn.